Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Cuộc (%) Cuộc (%) Cuộc (%) * Tổng số cuộc thanh tra 8 100 8 100 9 100 * Tổng số cuộc được công khai 8 100 8 100 9 100 * Hình thức cơng khai
- Trên phương tiện thông tin
đại chúng 0 0 0 0 0 0 - Trên trang thông tin điện tử 0 0 0 0 0 0 - Niêm yết tại trụ sở đối tượng
thanh tra 8 100 8 100 9 100 Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn
Việc thực hiện cơng khai kết luận thanh tra hành chính ở huyện đã được thực hiện nghiêm, song về hình thức cơng khai cịn chưa đa dạng theo quy định, phần nào cịn bó hẹp trong phạm vi giữa đơn vị thanh tra và đối tượng thanh tra. Trong ba năm từ 2014 đến năm 2016, chưa có cuộc thanh tra hành chính nào được cơng khai kết luận bằng hình thức cơng khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thơng tin điện tử. Như vậy có thể thấy, mặc dù đã có quy định rất cụ thể về các hình thức công khai kết luận thanh tra, song việc lựa chọn hình thức cơng khai lại do người quyết định thanh tra quyết định, do đó thường mang tính chủ quan, khơng đa dạng về hình thức; tính cơng khai, minh bạch chưa được phát huy do các hình thức cơng khai mang tính rộng dãi thường không được lựa chọn thực hiện. Tác dụng trong việc phòng ngừa, tham nhũng cịn hạn chế.
4.1.2.5. Việc theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra
Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kết luận thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn, mặc dù đã được quan tâm, thực hiện, song cũng còn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện cụ thể như: số lượng các cuộc thanh tra hành chính hàng năm được tiến hành đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận là không nhiều; chất lượng việc đơn đốc, kiểm tra cịn chưa cao; q trình thực hiện cịn lúng túng, chưa sâu; trong khi đó ý thức tự giác chấp hành của một số đối tượng thanh tra chưa được nghiêm túc. Do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả công tác thanh tra hành chính ở huyện.
Số liệu tổng hợp ở bảng 4.13 cho thấy năm 2014, số cuộc thanh tra được tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận là 6 cuộc, chiếm 75% tổng số cuộc thanh tra; năm 2015 là 6 cuộc, chiếm 75% và năm 2016 là 8 cuộc, chiếm 88,9%. Những năm qua, các cuộc thanh tra kinh tế xã hội ở huyện được tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân, một phần là do có sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện, Thanh tra huyện, nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo các kết luận thanh tra được thực hiện nghiêm túc. Mặt khác, những quy định của pháp luật trước đây, mặc dù đều đã có quy định ghi nhận trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với việc tổ chức, chỉ đạo thi hành các kết luận thanh tra, song còn chung chung, chưa cụ thể, phần lớn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của thủ trưởng đơn vị, chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm, do đó việc đơn đốc, kiểm tra thực
hiện kết luận thanh tra ở huyện năm 2014, 2015 tuy đã đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, khi Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị về thanh tra. Qua đó đã quy định cụ thể về quy trình, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm của những người có liên quan, đây là cơ sở rất quan trọng giúp cho các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện một cách thuận lợi. Chính vì vậy năm 2015 việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra ở huyện đạt tỷ lệ cao, song vẫn còn 11,1% số cuộc thanh tra trong năm chưa được đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện quy định ở huyện cũng gặp khơng ít khó khăn đặc biệt là yếu tố con người. Theo quy định thì người ra quyết định thanh tra phải phân công cán bộ, thanh tra viên thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra theo quy trình, trong khi đó biên chế lực lượng thanh tra lại không được bổ sung, do đó việc thực hiện quy định về đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra ở huyện Lục Ngạn cịn gặp nhiều khó khăn và chưa được triệt để.