Đánh giá công tác thực hiện quy trình thanhtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 79 - 80)

Nội dung (n=145) Tổng số ngƣời đƣợc hỏi Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trun g bình Kém Không ý kiến 1. Công tác chuẩn bị và quyết định TTr 95,2 2,0 0 0 2,7 2. Việc thực hiện các nội dung TTr 91,0 3,4 0 0 1,4 3. Kết thúc thanh tra hành chính 86,2 5,5 0 0 4,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

4.1.2.3. Việc chấp hành thời hạn thanh tra

Những năm qua, các cuộc thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn cơ bản luôn chấp hành nghiêm túc thời hạn thanh tra theo quy định và thường được triển khai và kết thúc trong năm theo đúng kế hoạch thanh tra đã được UBND huyện ban hành. Qua bảng 4.11 cho thấy, hàng năm phần lớn số cuộc thanh tra hành chính kết thúc trong thời hạn quy định cụ thể: năm 2014 số cuộc thanh tra kết thúc trong thời hạn quy định là 5 cuộc, chiếm 62,8%; năm 2015 là 7 cuộc, chiếm 87,5% và năm 2016 là 9 cuộc, chiếm 100%. Tuy nhiên trong hai năm 2014 và 2015 còn có cuộc thanh tra phải gia hạn thời gian thanh tra cụ thể: năm 2014 có 3 cuộc phải kéo dài thời hạn thanh tra, chiếm 37,5%; năm 2014 có 1 cuộc, chiếm 12,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng cán bộ, thanh tra viên còn thiếu, chưa được bổ sung; trong năm còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao cũng như các nhiệm vụ khác của ngành theo quy định. Mặt khác một số cuộc thanh tra được triển khai thực hiện vào thời gian cuối năm, nên chính các đối tượng thanh tra thường bị áp lực công việc, nhiều nhiệm vụ trong năm phải hoàn thành, do đó việc bố trí thời gian làm việc với đoàn thanh tra thường không được liên tục. Trong khi đó một trong những nguyên tắc trong hoạt động thanh tra hành chính là không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra. Đây cũng là những cản trở đối với đoàn

thanh tra nếu muốn kết thúc sớm các cuộc thanh tra hành chính; đồng thời cũng là điều kiện để những đối tượng thanh tra không có ý thức chấp hành tốt quy trình thanh tra, lợi dụng nhằm né tránh, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, ảnh hưởng đên chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)