Tình hình dân số lao động huyện LụcNgạn giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 57)

TT Nội dung ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lƣợng CC (%) Số lƣợng CC (%) Số lƣợng CC (%) 15/14 16/15 BQ 1 Tổng số hộ Hộ 49.149 48.989 49.735 101,74 101,52 101,63 2 Dân số trung bình người 222.449 100 225.937 100 229.280 100 101,57 101,48 101,52 - Dân số thành thị người 8.297 3,73 8.495 3,76 8.736 3,81 102,38 102,83 102,61 - Dân số nông thôn người 214.151 96,27 217.441 96,24 220.545 96,19 101,54 101,43 101,48 - Lao động người 112.034 50,36 114.020 50,47 115.787 50,50 101,77 101,55 101,66 3 Một số chỉ tiêu bình quân

- Dân số bình quân/hộ Người/hộ 4,62 4,61 4,61 99,83 99,96 99,89 - Lao động bình quân/hộ Người/hộ 2,33 2,33 2,33 100,03 100,03 100,03 - Mật độ dân số Người/km2 219,76 223,21 226,51 101,57 101,48 101,52 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lục Ngạn (2016)

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Thuận lợi

Những năm qua, mặc dù cịn nhiều khó khăn thử thách, song với tinh thần đồn kết, thống nhất cao, phát huy trí tuệ, truyền thống cách mạng và thành quả xây dựng qua các thời kỳ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lục Ngạn đã kiên định mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa huyện phát triển mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, giữ vững an ninh quốc phịng. Lục Ngạn đã hồn thành và hồn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu quan trọng mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đã đề ra.

Lục Ngạn là một huyện miền núi, có đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, thiên tai ít xảy ra nên huyện có nhiều thuận lợi để phát triển bền vững. Bên cạnh đó Lục Ngạn là vùng có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xn đến muộn hơn, ẩm độ khơng khí khơng q cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây ăn quả (nhất là vải thiều) đậu quả tốt hơn khi ra hoa thụ phấn so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang.

Trong những năm qua, đựoc sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với việc phát huy những thế mạnh của huyện, kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tiến bộ. Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá cố định năm 2013) năm 2016 đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng, đạt trên 138%; tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt mức cao, vượt 0,33% so với kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 42,23% (giảm 10,4%

so với năm 2013); công nghiệp- xây dựng chiếm gần 24% (tăng 4,24% so với năm 2013); thương mại dịch vụ 34,14% (tăng 6,16% so với năm 2013).

Trong cơ cấu kinh tế của huyện, sản xuất nơng, lâm nghiệp tiếp tục đóng vai trị quan trọng, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, mang lại giá trị kinh tế, thu nhập xã hội cho địa phương. Tổng giá trị sản xuất của ngành năm 2014 (theo giá hiện hành) ước đạt trên 4 nghìn tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng là 11,15% đạt trên 113%. Lục Ngạn đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển nông, lâm nghiệp, trọng tâm là cây vải thiều, cây ăn quả có thế mạnh và kinh tế rừng; đặc biệt đã tạo được bước đột phá mang tính chiến lược trong phát triển cây ăn quả, cả về chuyển dịch cơ cấu, chất lượng, giá trị và thị trường tiêu thụ, hình thành nên tập đồn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao gồm vải thiều, cam Đường canh, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi Da xanh...

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, nhiều cơng trình, dự án được đầu tư xây dựng đã phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế và đời sống dân sinh. Trong những năm qua (2014-2016) huyện đã huy động trên 5 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đầu tư cho các lĩnh vực chủ yếu là giao thông, thủy lợi, hạ tầng lưới điện, trường học...đã làm cho diện mạo nông thôn, thị trấn, thị tứ có nhiều khởi sắc. Cơng tác quy hoạch đơ thị đạt được nhiều kết quả tích cực: Thị trấn Chũ mở rộng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, Phố Kim- xã Phượng Sơn mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; các đồ án quy hoạch đô thị như: Đồ án quy hoạch chung thị trấn Tân Sơn, Kép Hai đã được UBND tỉnh thông qua, tạo tiền đề cho sự phát triển, góp phần xây dựng hệ thống đơ thị trên địa bàn trong tương lai.

Lục Ngạn đã thực hiện hồn thành triển khai giải phóng mặt bằng nhiều Dự án quan trọng, kéo dài nhiều năm đã tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân. Đặc biệt, năm 2016, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, huyện Lục Ngạn cũng đã tập trung hoàn thành xuất sắc Dự án di dân tái định cư Trường bắn TB1 (sau 34 năm thực hiện giải phóng mặt bằng và sau 12 năm thực hiện việc di dân theo Quyết định 1287, ngày 6/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ) và bàn giao đất cho Quốc phòng quản lý, sử dụng trước kế hoạch. Sau thực hiện Dự án, đời sống của các hộ di dân đã cơ bản được ổn định.

3.1.3.2. Khó khăn

Lục Ngạn là một huyện miền núi nghèo của tình Bắc Giang, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, chưa tạo được sự bứt phá trong phát triển kinh tế, quy mô sản xuất trên các lĩnh vực còn nhỏ, chưa giúp người dân phát triển một cách bền vững. Quy mơ nền kinh tế của tỉnh cịn nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, nhất là giao thơng, thuỷ lợi. Ngồi tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 37 mới được xây dựng, phần lớn các tuyến giao thông nối với các tỉnh, thành phố lân cận và hệ thống giao thông huyết mạch từ trung tâm tỉnh đi các huyện là đường nhỏ, xuống cấp, rất khó khăn cho giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số là doanh nghiệp có quy mơ sản xuất kinh doanh nhỏ, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất chưa nhiều, hàng hố có sức cạnh tranh thấp, cịn thiếu lực lượng lao động có trình độ cao, nhất là lao động ở các vị trí quản lý; trình độ quản trị doanh nghiệp cịn hạn chế và có số thu nộp ngân sách thấp.

Lục Ngạn chưa có sẵn một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, do vậy sẽ khó khăn trong việc nắm bắt các thành tựu khoa học kỹ thuật mới như tin học, hóa học, sinh học, chuyển giao kỹ thuật ... vào sản xuất.

Trong những năm tới, với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, cùng với các áp lực của cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu lao động được đào tạo ngày càng gay gắt, địi hỏi phải có sự cố gắng lớn của huyện trong lĩnh vực đào tạo và thu hút nhân tài.

3.1.4. Giới thiệu chung về Thanh tra huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thanh tra huyện

Năm 1985 cơ quan Thanh tra huyện Lục Ngạn được thành lập với tên gọi đầu là phòng Thanh tra huyện, đến năm 1990 đổi tên là Thanh tra nhà nước huyện, cùng với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời kỳ này là hết sức quan trọng. Nền kinh tế tập trung, bao cấp, phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, trình độ quản lý nhà nước còn yếu kém. Vai trò của Thanh tra là hết sức to lớn, các cơ quan thanh tra chủ động phối hợp mở nhiều cuộc thanh tra trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục của các các địa phương và thu được kết quả.

Năm 2004 Luật Thanh tra được ban hành, mở ra một thời kỳ mới của công tác thanh tra. Luật đổi tên Thanh tra Nhà nước thành Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra quận, huyện. Quy định tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm:

- Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính;

- Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. Cơ quan thanh tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên. Như vậy, thanh tra được tổ chức có hệ thống, giữa các cơ quan thanh tra có mối quan hệ gắn bó với nhau trong q trình tổ chức và hoạt động. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của địa phương, Thanh tra huyện Lục Ngạn ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm cùng với các ngành chức năng chủ động tham mưu, giúp cho Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện hiệu quả cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn; giúp cho cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp xử lý chấn chỉnh nhũng sai

phạm, thiếu sót tồn tại trong cơng tác quản lý nhà nước, góp phần đáng kể nhằm thúc đẩy phát triền kinh tế xã hội của địa phương từ những kết quả nêu trên Thanh tra huyện Lục Ngạn đã được Thanh tra Chính phủ tặng bằng khen, Chủ tịch UBND tỉnh tặng cở thi đua, bằng khen, Thanh tra tỉnh, UBND huyện tặng nhiều giấy khen và được Huyện ủy, UBND huyện khen thưởng cơ quan nhiều năm liều đạt trong sạch vững mạnh.

3.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ

a. Chức năng

Thanh tra huyện Lục Ngạn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ được UBND huyện giao.

Thanh tra huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh Bắc Giang.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình UBND huyện:

a) Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của UBND huyện về lĩnh vực thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng;

b) Dự thảo kế hoạch 5 năm và hàng năm; Chương trình, Đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;

c) Dự thảo Chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật;

2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt.

3. Thông tin, tuyên truyền; phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Chủ trì, phối hợp với UBMTTQ Việt Nam huyện hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho ban Thanh tra nhân dân các xã, thị trấn.

5. Về Thanh tra:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhiệm vụ của UBND các xã, thị trấn, của phịng, ngành chun mơn thuộc UBND huyện.

b) Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều UBND xã, thị trấn hoặc nhiều phịng, ngành chun mơn thuộc UBND huyện.

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND huyện giao.

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra huyện và của Chủ tịch UBND huyện.

6. Về giải quyết khiếu nại tố cáo:

a) Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND huyện trong việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

b) Thực hiện chế độ tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.

c) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND huyện trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND huyện.

d) Xác minh kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện khi được giao.

đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận, quyết định xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện, của cơ quan cấp trên.

7. Về phòng, chống tham nhũng:

a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các phòng, ngành huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND huyện.

b) Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng. c) Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phịng chống tham nhũng.

8. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Thanh tra huyện thực hiện quyền hạn theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ cơng chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

9. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra huyện.

10. Tổng hợp, thông tin báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của UBND huyện và Thanh tra tỉnh.

11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện theo chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ; khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.

12. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao và theo quy định của pháp luật.

3.1.4.3. Cơ cấu tổ chức

Thanh tra huyện Lục Ngạn có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và cơng chức chun mơn nghiệp vụ.

Hình 3.2. Sơ đồ Bộ máy của Thanh tra huyện Lục Ngạn

Chánh Thanh tra huyện là người đứng đầu cơ quan Thanh tra huyện, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra huyện.

Phó Chánh Thanh tra huyện là người giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Thanh tra viên là công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)