Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác thanhtra kinh tế-xã hội tại huyện
4.3.1. Đánh giá chung
4.3.1.1. Ưu điểm
UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo thanh tra huyện bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, của Thanh tra tỉnh và các sở ngành của tỉnh để xây dựng, triển khai công tác thanh tra và đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, nội dung các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm theo đúng định hướng. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra đã được quan tâm và tiến hành có khoa học, tồn diện hơn, đi vào nề nếp, ngày càng bám sát yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý; đã hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Thanh tra huyện Lục Ngạn đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo trình tự, thủ tục quy định để tiến hành công tác thanh tra theo thẩm quyền, hầu hết các cuộc thanh tra đem lại hiệu quả tích cực: Qua thanh tra đã phát hiện, chấn
chỉnh, xử lý nhiều vi phạm, đồng thời kiến nghị khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, điều hành, góp phần phịng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo kỷ cương hành chính và sự nghiêm minh của pháp luật; kết quả thanh tra đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của HĐND, UBND huyện trong việc phòng, ngừa vi phạm.
Việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định.
4.3.1.2. Hạn chế
Vẫn còn một số năm việc xây dựng kế hoạch thanh tra chưa sát với thực tế, chưa tồn diện; việc bố trí lực lượng thanh tra của Đoàn thanh tra và phương pháp tiến hành thanh tra của một số cuộc thanh tra chưa khoa học;
- Việc chấp hành các quy định về thời hạn trong thanh tra chưa nghiêm, một số trường hợp vi phạm về thời hạn công bố quyết định thanh tra, thời hạn thanh tra, thời hạn ban hành báo cáo kết quả của Đoàn thanh tra và kết luận của người ra quyết định thanh tra.
- Kết quả thanh tra ở một số cuộc chất lượng chưa cao nên hoạt động thanh tra tác động chưa tích cực vào việc nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, một số cuộc thanh tra chưa phát hiện được sai phạm còn hạn chế; tỷ lệ số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh còn thấp; số vụ việc sai phạm chuyển sang cơ quan điều tra còn hạn chế.
- Việc kiến nghị xử lý hành chính trong kết luận thanh tra (đối với một số cuộc) cịn chung chung, chưa chỉ rõ đối tượng có sai phạm dẫn đến việc tổ chức thực hiện gặp khó khăn;
- Việc công khai kết luận thanh tra chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của Nghị định 86/2011/NĐ-CP. Cụ thể, có kết luận thanh tra chưa được đăng tải trên cổng, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc của đối tượng thanh tra.
- Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định, kết luận thanh tra chưa thường xuyên, thiếu toàn diện, hầu hết cơ quan thanh tra chỉ chủ yếu quan tâm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung về kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các nội dung xử lý khác như việc xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm; chấn chỉnh cơng tác quản lý; kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản có nội
dung khơng phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc xem xét xử lý hành chính cịn bị xem nhẹ, số lượng tập thể, cá nhân có sai phạm được xem xét, xử lý bằng các hình thức kỷ luật cịn ít, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ "kiểm điểm rút kinh nghiệm" nên không đủ sức răn đe.
- Thiếu các biện pháp bảo đảm việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, do vậy nhiều kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra thực hiện dứt điểm nhưng còn chậm, phải đôn đốc nhiều lần, tình trạng tái diễn vi phạm pháp luật cùng loại sau thanh tra diễn ra tương đối phổ biến trên các lĩnh vực.
4.3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị về vai trị, ý nghĩa của cơng tác thanh tra còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra;
- Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm chưa quan tâm đến việc khảo sát nên một số cuộc thanh tra chất lượng không cao;
- Người ra quyết định thanh tra đã quan tâm nhưng vẫn thiếu sát sao trong việc yêu cầu báo cáo tiến độ thanh tra nên chất lượng, hiệu quả của một số cuộc thanh tra khơng cao. Bên cạnh đó, ý thức, tinh thần trách nhiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận công chức làm công tác thanh tra cịn hạn chế, dẫn đến khơng phát hiện được sai phạm hoặc kết quả phát hiện thấp;
- Công tác tham mưu, phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa triệt để;
- Công tác phối hợp của cơ quan thanh tra với cơ quan có liên quan trong tham mưu, đề xuất xử lý cán bộ có sai phạm bị phát hiện qua thanh tra chưa tốt dẫn đến việc xem xét xử lý trách nhiệm bị xem nhẹ, thực hiện chưa nghiêm;
- Một số cá nhân, tổ chức phải chấp hành các quyết định, kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật thiếu tự giác, nhận thức không đầy đủ về trách nhiệm của mình, có biểu hiện chây ý, cố tình kéo dài thời gian thực hiện.