Giới thiệu chung về Thanhtra huyện LụcNgạn, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 60)

3.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thanh tra huyện

Năm 1985 cơ quan Thanh tra huyện Lục Ngạn được thành lập với tên gọi đầu là phòng Thanh tra huyện, đến năm 1990 đổi tên là Thanh tra nhà nước huyện, cùng với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời kỳ này là hết sức quan trọng. Nền kinh tế tập trung, bao cấp, phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, trình độ quản lý nhà nước còn yếu kém. Vai trò của Thanh tra là hết sức to lớn, các cơ quan thanh tra chủ động phối hợp mở nhiều cuộc thanh tra trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục của các các địa phương và thu được kết quả.

Năm 2004 Luật Thanh tra được ban hành, mở ra một thời kỳ mới của công tác thanh tra. Luật đổi tên Thanh tra Nhà nước thành Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra quận, huyện. Quy định tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm:

- Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính;

- Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. Cơ quan thanh tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên. Như vậy, thanh tra được tổ chức có hệ thống, giữa các cơ quan thanh tra có mối quan hệ gắn bó với nhau trong quá trình tổ chức và hoạt động. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển của địa phương, Thanh tra huyện Lục Ngạn ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm cùng với các ngành chức năng chủ động tham mưu, giúp cho Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn; giúp cho cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp xử lý chấn chỉnh nhũng sai

phạm, thiếu sót tồn tại trong công tác quản lý nhà nước, góp phần đáng kể nhằm thúc đẩy phát triền kinh tế xã hội của địa phương từ những kết quả nêu trên Thanh tra huyện Lục Ngạn đã được Thanh tra Chính phủ tặng bằng khen, Chủ tịch UBND tỉnh tặng cở thi đua, bằng khen, Thanh tra tỉnh, UBND huyện tặng nhiều giấy khen và được Huyện ủy, UBND huyện khen thưởng cơ quan nhiều năm liều đạt trong sạch vững mạnh.

3.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ

a. Chức năng

Thanh tra huyện Lục Ngạn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ được UBND huyện giao.

Thanh tra huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh Bắc Giang.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình UBND huyện:

a) Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của UBND huyện về lĩnh vực thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng;

b) Dự thảo kế hoạch 5 năm và hàng năm; Chương trình, Đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;

c) Dự thảo Chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật;

2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt.

3. Thông tin, tuyên truyền; phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Chủ trì, phối hợp với UBMTTQ Việt Nam huyện hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho ban Thanh tra nhân dân các xã, thị trấn.

5. Về Thanh tra:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhiệm vụ của UBND các xã, thị trấn, của phòng, ngành chuyên môn thuộc UBND huyện.

b) Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều UBND xã, thị trấn hoặc nhiều phòng, ngành chuyên môn thuộc UBND huyện.

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND huyện giao.

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra huyện và của Chủ tịch UBND huyện.

6. Về giải quyết khiếu nại tố cáo:

a) Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND huyện trong việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

b) Thực hiện chế độ tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.

c) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND huyện trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND huyện.

d) Xác minh kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện khi được giao.

đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận, quyết định xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện, của cơ quan cấp trên.

7. Về phòng, chống tham nhũng:

a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các phòng, ngành huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND huyện.

b) Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng. c) Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Thanh tra huyện thực hiện quyền hạn theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ công chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

9. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra huyện.

10. Tổng hợp, thông tin báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của UBND huyện và Thanh tra tỉnh.

11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện theo chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ; khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.

12. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao và theo quy định của pháp luật.

3.1.4.3. Cơ cấu tổ chức

Thanh tra huyện Lục Ngạn có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức chuyên môn nghiệp vụ.

Hình 3.2. Sơ đồ Bộ máy của Thanh tra huyện Lục Ngạn

Chánh Thanh tra huyện là người đứng đầu cơ quan Thanh tra huyện, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra huyện.

Phó Chánh Thanh tra huyện là người giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Thanh tra viên là công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Biên chế hành chính của Thanh tra huyện do ủy ban nhân huyện huyện quyết định phân bổ trong tổng biên chế hành chính hàng năm của huyện được ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Trong giai đoạn 2014-2016, số lượng cán bộ trong biên chế của Thanh tra huyện Lục Ngạn có sự biến động. Tính đến hết năm 2016, tổng số biên chế của Thanh tra huyện Lục Ngạn là 07 người, được thể hiện qua bảng số liệu 3.4.

Chánh Thanh tra Phó Chánh thanh tra phụ trách kinh tế-xã hội Phó Chánh Thanh tra phụ trách khiếu tố, PCTN Thanh tra viên Thanh tra viên Thanh tra viên Thanh tra viên

Bảng 3.3. Số lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức Thanh tra huyện Lục Ngạn

TT Nội dung Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 Tổng số cán bộ 07 100,00 2 Phân theo chức năng, nhiệm vụ

- Chánh thanh tra 01 14,28 - Phó Chánh thanh tra 02 28,58 - Thanh tra viên 04 57,14 3 Phân theo trình độ chuyên môn

- Đại học 7 100

- Cao đẳng 0 0

- Trung cấp 0 0

Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn (2017)

3.1.4.4. Cơ sở vật chất

Trong những năm qua được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện bố trí trụ sở làm việc, giao kinh phí đầu tư mua sắm đẩy đủ trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, cụ thể:

Bảng 3.4. Cơ sở vật chất Thanh tra huyện Lục Ngạn STT Nội dung Đơn vị Đơn vị

tính tính Số lƣợng

Diện tích (m2 )

1 Phòng làm việc Phòng 05 110

2 Máy tính Bộ 07

3 Máy photocopy Chiếc 01

4 Máy in Chiếc 05

5 Máy điều hòa Chiếc 05 6 Tủ tài liệu Chiếc 08 7 Bàn ghế tiếp khách Bộ 03 8 Bàn ghế làm việc Bộ 07

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

Lục Ngạn là huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và ổn định, nguồn thu ngân sách không ngừng tăng qua các năm. Nhờ đó mà huyện có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chọn điểm điều tra tại 10 xã trong huyện, và các đơn vị là đối tượng thanh tra hành chính trong những năm qua.

3.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1. Thông tin, số liệu đã công bố

Thông tin số liệu trong đề tài chủ yếu là thông tin thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo công tác thanh tra hàng năm của Thanh tra huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhằm thu thập các thông tin, số liệu gồm:

- Thông tin, số liệu liên quan đến công tác lập và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm.

- Số liệu về số lượng, năng lực, trình độ của lực lượng Thanh tra ở huyện Lục Ngạn.

- Số liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức thanh tra ở huyện Lục Ngạn hàng năm.

- Số liệu về các dạng sai phạm trong công tác quản lý, mức độ vi phạm về kinh tế của các đối tượng được thanh tra hàng năm.

3.2.2.2. Thu thập thông tin thứ cấp, sơ cấp

Nội dung điều tra: Ngoài các số liệu, thông tin có sẵn, để có cơ sở đánh giá toàn diện công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn, tác giả có thực hiện điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp đối với 145 đối tượng điều tra, là những lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn, các cơ quan có liên quan của huyện Lục Ngạn; lãnh đạo, thanh tra viên Thanh tra tỉnh Bắc Giang, Thanh tra huyện; và các xã, đơn vị là đối tượng đã được thanh tra cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Biểu thu thập thông tin Đối tƣợng cần thu

thập thông tin

Số

lƣợng Thông tin cần thu thập

Phƣơng pháp thu thập thông tin

A. Thanh tra huyện Lục Ngạn

(Lãnh đạo, cán bộ, TTV Thanh tra huyện)

7 - Tình hình công tác thanh tra hành chính của huyện

+ Thực hiện xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra hành chính hàng năm.

+ Thực hiện quy trình, nội dung thanh tra hành chính

+ Kết quả thanh tra hành chính + Công tác cán bộ

- Đánh giá việc chấp hành quy trình, nội dung thanh tra hành chính. - Đánh giá sự hợp tác của đối tượng thanh tra, sự phối hợp của cơ quan liên quan;

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính.

Phỏng vấn sâu

B. Lãnh đạo UBND huyện, Thanh tra tỉnh, các cơ quan liên quan (Lãnh đạo, TTV Thanh tra tỉnh; Lãnh đạo UBND huyện; Lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn của huyện (Phòng Tài chính kế hoạch, phòng Kinh tế & Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và môi trường); Chi cục Thuế huyện)

32 - Đánh giá về tình hình công tác thanh tra hành chính của huyện + Công tác xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra hành chính hàng năm.

+ Thực hiện quy trình, nội dung thanh tra hành chính

- Đánh giá về việc phát hiện sai phạm qua thanh tra

- Sự hợp tác trong quá trình thanh tra, sự phối hợp của cơ quan liên quan.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính.

Phỏng vấn bán cấu trúc

C. Đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan

(Lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các xã; Trưởng thôn, đại diện Ban kiến thiết của thôn; lãnh đạo, chuyên môn các đơn vị được thanh tra liên quan.)

106 - Thông tin chung

- Đánh giá về tình hình công tác thanh tra hành chính của huyện - Thực hiện quy trình, nội dung thanh tra hành chính

- Sự hợp tác trong quá trình thanh tra, sự phối hợp của cơ quan liên quan.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính.

Phỏng vấn bán cấu trúc

3.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập số liệu điều tra, tiến hành phân loại để xử lý trên chương trình của máy tính. Sử dụng chương trình này để lựa chọn các tiêu thức phân tổ và tính toán được các chỉ tiêu: số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối và một số chỉ tiêu khác theo yêu cầu của đề tài đặt ra.

3.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng kết quả công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn những năm qua; mô tả thực trạng việc Thanh tra huyện Lục Ngạn thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Được sử dụng để đánh giá kết quả công tác thanh tra hành chính theo các nội dung như: việc thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra, số lượng các cuộc thanh tra hàng năm, những dạng sai phạm chủ yếu qua công tác thanh tra hành chính trên các lĩnh vực được thanh tra. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ sai phạm qua các năm, so sánh việc thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm, việc thực hiện quy trình thanh tra so với quy định của pháp luật.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)