Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 73 - 77)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.6. Đánh giá kết quả đạt được về công tác giảm nghèo tại huyện Hướng Hóa gia

2.6.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.6.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Trong thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền các địa phương đã quan tâm, chú trọng đến công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ chủ chốt của cấp uỷ,

chính quyền một số cơ sở sợ va chạm, sợ mất quyền lợi của tập thể, người thân, dòng họ, làng xóm, nên đã bng lỏng, cố tình né tránh trong việc xác định hộ nghèo tại địa phương, một số cán bộ có tâm lý “giữ nghèo” cho thơn, xã mình. Vì vậy, trong bình xét cịn thiếu khách quan, thiếu chính xác.

Do hộ thốt nghèo có mức thu nhập thấp và nguồn thu chưa ổn định, phát triển sản xuất chưa bền vững, nên dễ bị tái nghèo, đây là một khó khăn lớn nhất

trong quá trình thực hiện chương trình.

Do phong tục tập quán, cộng với chính sách ưu đãi giành cho xã nghèo, thôn nghèo, hộ nghèo chưa được đồng bộ, mang tính cào bằng, chưa thực sự trọng tâm, trọng điểm, kinh tế hộ gia đình phát triển chưa bền vững nên hầu hết đối tượng hộ nghèo là người dân tộc Vân iều, Pa Cơ khi thốt nghèo dễ dẫn đến tái nghèo.

Đại bộ phận hộ nghèo trên địa bàn huyện đều thuộc các xã vùng bản, dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đây là một trăn trở của q trình thực hiện cơng tác giảm nghèo.

Một số hộ nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của chính mình, thiếu quyết tâm vươn lên để vượt qua nghèo, có tâm lý trơng chờ, ỷ lại, chây lười khơng chịu khó vận động để tự vươn lên thốt nghèo, chịu khổ chứ khơng chịu khó làm ăn.

Các chương trình tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi chưa nhiều và chưa đáp ứng với khả năng tiếp thu của người nghèo. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo chưa cao.

Kết quả giảm nghèo chưa thực sự vững chắc, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống và xã có điều kiện kinh tế xã hội khơng khó khăn. Nhiều xã tỷ lệ nghèo vẫn cịn trên 50%, cá biệt cịn có xã trên 60-70%, số hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm trên 90% tổng số hộ nghèo trong toàn huyện.

2.6.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có diện tích tự nhiên rộng, có địa hình phức tạp, thường xun chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như: Lũ lụt,

hạn hán; đất canh tác chủ yếu là đồi dốc và một phần đất đã bị thối hóa, bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng; thời tiết khắc nghiệt; thiên tai, hạn hán...ảnh hưởng đến chăn nuôi, sản xuất và trồng trọt; thiếu đầu tư đồng bộ; hộ nghèo tách hộ; hộ thốt nghèo có mức thu nhập thấp và nguồn thu chưa ổn định, phát triển sản xuất chưa bền vững, nên dễ bị tái nghèo; các hộ đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa và xa trung tâm huyện. Kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS của huyện có xuất phát điểm thấp, trình độ sản xuất thấp nên chủ yếu dựa vào thiên nhiên.

Nguyên nhân chủ quan

Trong thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền các địa phương đã quan tâm, chú trọng đến cơng tác giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn cịn một số cán bộ chủ chốt của cấp uỷ, chính quyền, địa phương chưa nhận thức về vị trí, vai trị cơng tác giảm nghèo, chưa nhận thức sâu sắc; thiếu sự phối hợp giữa các nghành liên quan, một số cán bộ có tâm lý “giữ nghèo” cho thơn, xã mình, vì vậy, trong bình xét cịn thiếu khách quan, thiếu chính xác.

Nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo chưa đủ mạnh, còn hạn hẹp. Thu ngân sách trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu việc giải quyết giảm nghèo, chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư từ Trung ương, trong khi đó nhu cầu đầu tư rất lớn, lãi suất đầu tư cao, chi phí lớn, khả năng huy động thu hút tư nhân tham gia đầu tư cịn hạn chế.

Cơng tác kiểm tra, giám sát báo cáo kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo ở một số ngành, địa phương cịn chưa kịp thời, thiếu thường xun, do đó dẫn đến việc chỉ đạo, theo dõi thực hiện công tác giảm nghèo cũng gặp khơng ít khó khăn; Cơng tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chính sách, dự án cịn hạn chế. Các chương trình tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cịn ít, việc hỗ trợ cây trồng, vật ni và nông cụ sản xuất chưa đi đôi với tập huấn hướng dẫn và chưa đáp ứng với khả năng tiếp thu của người nghèo. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo chưa cao. Phụ cấp cho cán bộ chuyên trách phụ trách công tác giảm nghèo chưa thoả đáng (từ 2.418.000 đến 3.042.000đ/người/tháng) nên chưa khuyến khích được người làm cơng tác giảm nghèo tâm huyết với công việc.

Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về giảm nghèo chưa được tổ chức thường xun, cịn một bộ phận người nghèo có tư tưởng ỷ lại, trơng chờ vào

các chính sách hỗ trợ của nhà nước, khơng muốn thốt nghèo để được hưởng các chế độ, chính sách của nhà nước; một số hộ nghèo còn ngại vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh.

Một số sở, ban ngành được tỉnh giao nhiệm vụ giúp đỡ một số xã nghèo và một số đơn vị đóng trên địa bàn của huyện được phân cơng thực hiện chương trình giảm nghèo ở các xã chưa xây dựng được chương trình hành động, lập kế hoạch cho địa bàn phân cơng, chưa thực sự nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo.

Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện chưa thường xuyên tổ chức kiểm tra, chỉ đạo xuống cơ sở còn chậm, cán bộ huyện tăng cường cho cơ sở tham mưu, tư vấn giúp Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã còn hạn chế, chưa có tính năng động sáng tạo, chủ động, tích cực trong cơng giảm nghèo.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 73 - 77)