PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.5. Thực trạng và những nguyên nhân liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa
2.5.3. Nhận xét, đánh giá của hộ điều tra dẫn tới nguyên nhân nghèo tại địa bàn
huyện Hướng Hóa
Qua phỏng vấn trực tiếp các hộ điều tra, tổng hợp và phân tích bằng phương pháp thống kê toán học với 110 phiếu hợp lệ, cho kết quả đánh giá về nguyên nhân dẫn đến nghèo tại 02 xã điều tra theo bảng sau:
Bảng 2.16: Các nguyên nhân dẫn đến nghèo tại 02 xã Tân Thành và xã A Xing huyện Hướng Hóa
TT Nội dung phỏng vấn Số hộ được phỏng vấn Xã Tân thành Số hộ được phỏng vấn Xã A Xing Trả lời phỏng vấn Trả lời phỏng vấn Có Khơng Có Khơng 1 Thiếu vốn làm ăn 55 20 35 55 25 30 2 Thiếu đất sản xuất 55 18 37 55 18 37 3 Thiếu phương tiện sản xuất 55 18 37 55 20 35 4 hông biết cách làm ăn 55 29 26 55 48 7 5 Đông người ăn theo 55 5 50 55 30 25 6 hơng có việc làm, có việc
làm nhưng khơng ổn định 55 31 24 55 50 5
7 Thiếu kinh nghiệm làm ăn 55 6 49 55 12 43 8 Đau ốm, mắc bệnh tệ nạn xã
hội 55 0 0 55 1 54
9 Lười lao động 55 0 0 55 0 0
(Nguồn: Số liệu thu thập năm 2018)
Bảng 2.17: Tổng hợp kết quả phỏng vấn các nguyên nhân dẫn đến nghèo tại 02
xã Tân Thành và xã A Xing huyện Hướng Hóa
Số T T Nội dung Số hộ được phỏng vấn Số hộ trả lời phỏng vấn Tỷ lệ (%) Có Khơng Có Khơng A B 1 2 3 4=2/1*100 5=100-4 1 Thiếu vốn sản xuất 110 45 65 41 59 2 Thiếu đất sản xuất 110 36 74 33 47 3 Thiếu phương tiện sản xuất 110 38 72 35 65 4 hông biết cách làm ăn 110 77 33 70 30 5 Đông người ăn theo 110 35 75 32 68 6 hơng có việc làm, có việc
làm nhưng khơng ổn định 110 81 29 74 26
7 Thiếu kinh nghiệm làm ăn 110 18 92 16 84 8 Đau ốm, mắc bệnh, tệ nạn xã
hội 110 1 109 1 99
9 Lười lao động 110 0 0 0 0
(Nguồn: Số liệu thu thập năm 2018)
Qua tổng hợp số liệu điều tra phỏng vấn tại địa bàn 02 xã Tân Thành và xã Xing thuộc huyện Hướng Hóa, có thể đánh giá nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ nghèo như sau:
Đứng đầu là ngun nhân khơng có việc làm, hoặc có việc làm nhưng khơng ổn định, có 81 hộ nghèo/110 hộ điều tra, chiếm tỷ lệ 74% là do trình độ học vấn thấp, lực lượng lao động chính đa phần chưa qua đào tạo nghề nên việc tìm kiếm việc làm rất khó khăn, ngồi sản xuất nơng nghiệp theo thời vụ, khi hết thời vụ thì thời gian nhàn rỗi khơng biết tìm kiếm việc gì để làm, vì khơng có nghề nghiệp; vì vậy khi giải quyết việc làm cho người nghèo cần quan tâm công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho họ ngoài thời vụ.
Đứng thứ hai là nguyên nhân không biết cách làm ăn, chiếm tỷ lệ 70%, hầu hết các hộ là dựa vào thu nhập từ nông nghiệp, theo mùa vụ; đa phần các hộ cho biết là muốn kiếm thêm thu nhập ngồi sản xuất nơng nghiệp nhưng khơng biết làm việc gì, hoặc làm nhưng sợ thất bại, thua lỗ vì khơng có kinh nghiệm nên khơng dám làm.
Đứng thứ ba là nguyên nhân do thiếu vốn làm ăn hoặc có vốn nhưng sử dụng khơng có hiệu quả, chiếm tỷ lệ 41%; nguyên nhân là do đa phần nguồn vốn vay có hạn mức thấp, hộ nghèo sử dụng sai mục đích, chủ yếu đầu tư mua sắm vào tiêu dùng mà ít quan tâm đến việc đầu tư vào phát triển sản xuất nên khơng đạt hiệu quả, cá biệt có hộ nợ vốn vay ngân hàng quá hạn, khó trả nợ vay nên nhu cầu cần vay tiếp để đầu tư sản xuất khó khả thi nên dẫn đến thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh.
Đứng thứ tư là nguyên nhân thiếu phương tiện sản xuất và thiếu đất sản xuất, lần lượt chiếm tỷ lệ 35% và 33%; đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần, nguyên nhân chủ yếu là do hộ nghèo khi gặp khó khăn thì bán đất nơng nghiệp cho các tổ chức, cá nhân ở nơi khác đến để trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp lâu năm và có một số hộ mới tách hộ ra ở riêng nên quỹ đất sản xuất nơng nghiệp cịn gặp khó khăn, trong khi đó thu nhập chủ yếu của hộ nghèo lại phụ thuộc vào sản xuất nơng nghiệp, thêm vào đó việc thiếu phương tiện sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến q trình sản xuất của nơng hộ.
Đứng thứ năm là nguyên nhân đông con, chiếm tỷ lệ 32%; đây là thực trạng cần phải quan tâm, do phong tục tập quán của đa số người dân tộc thiểu số ở vùng sâu,
vùng xa; với quan niệm “đơng con hơn đơng của”, có con trai để nối dõi họ, tộc; công tác truyền thông dân số chưa thực sự hiệu quả, ít tiếp cận các dịch vụ dân số kế hoạch hóa gia đình từ đó làm cho các gia đình hộ nghèo sinh nhiều con dẫn tới thiếu độ tuổi lao động chính trong gia đình nhưng lại đơng người ăn theo.
Ngồi những ngun nhân chủ yếu trên, cịn có một số nguyên nhân dẫn tới nghèo như: Thiếu kinh nghiệm làm ăn 16%; đau ốm, mắc bệnh xã hội 1%, và một số nguyên nhân khác; song cũng phải khẳng định rằng, nguyên nhân nhận thức chính từ những người nghèo là cam chịu sự nghèo đói, thiếu ý thức vươn lên làm ăn để thốt nghèo, cịn trong chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng, của nhà nước. Chính vì vậy cơng tác giảm nghèo cần chú trọng tuyên truyền, vận động để người nghèo thay đổi tư tưởng là cực kỳ quan trọng, có thể xem đây là nút thắt cần tháo gỡ, như vậy công tác giảm nghèo trong thời gian tới mới đạt hiệu quả cao hơn.
Song song với việc thực hiện công tác điều tra nguyên nhân dẫn đến nghèo tại 02 xã Tân Thành và ing trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tác giả đã thực hiện đồng thời điều tra nguyện vọng của hộ nghèo để phân tích, đánh giá làm cơ sở định hướng, đề ra các giải pháp trong thời gian tới.
Bảng 2.18: Tổng hợp tỷ lệ về nhu cầu, nguyện vọng chính của hộ nghèo để thoát
nghèo tại xã Tân Thành và xã A Xing huyện Hướng Hóa Số T T Nội dung Số hộ được phỏng vấn Số hộ trả lời phỏng vấn Tỷ lệ (%) Có Khơng Có Khơng A B 1 2 3 4=2/1*100 5=100-4
1 Giới thiệu việc làm 110 95 15 86 14
2 Hướng dẫn cách làm ăn 110 89 21 81 19
3 Trợ cấp xã hội 110 19 91 17 83
4 Hỗ trợ vay vốn ưu đãi 110 61 49 55 45
5 Hỗ trợ đất sản xuất 110 47 63 42 58
6 Hỗ trợ phương tiện sản
xuất 110 42 68 38 62
7 Giúp đào tạo nghề 110 63 47 57 43
8 Hỗ trợ xuất khẩu lao
động 110 15 95 14 86
(Nguồn: Số liệu thu thập năm 2018)
Qua phỏng vấn trực tiến hộ nghèo, chúng ta thấy nhu cầu và nguyện vọng của hộ nghèo được hỗ trợ để thốt nghèo là khá lớn, theo đó có 08 nhóm chủ yếu cần hỗ trợ giúp đỡ để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, lần lượt như sau; có 86% hộ nghèo được phỏng vấn có nguyện vọng được giới thiệu việc làm, theo như trả lời của hộ nghèo thì cần nhà nước quan tâm, hỗ trợ, xúc tiến các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng, bố trí lao động đã qua đào tào nghề nhưng hiện nay chưa có việc làm, đồng thời quan tâm tuyển dụng lao động phổ thơng sau đó cho đào tạo nghề và bố trí việc làm để nâng cao thu nhập, trang trải cuộc sống; tiếp đến là giúp hướng dẫn cách làm ăn, với tỷ lệ 81% hộ nghèo được phỏng vấn có nguyện vọng đề nghị các cơ quan nhà nước, các tổ chức, hiệp hội quan tâm hướng dẫn trực tiếp hộ nghèo áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hướng dẫn cách lựa chọn giống, chăm sóc, ni, trồng...vào sản xuất nông nghiệp; 57% hộ nghèo đề nghị nhà nước mở các lớp đào tạo nghề tại địa phương để hộ nghèo có điều kiện tham gia học tập, như may mặc, nề, mộc, kỹ thuật trồng cây công nghiệp, nông nghiệp, ngành nghề chăn nuôi...; 55% hộ nghèo đề nghị các ngân hàng quan tâm hỗ trợ vốn vay ưu đãi dài hạn để hộ nghèo có điều kiện quay vòng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư giống, vật ni, cây trồng có chất lượng cao để sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập; 42% hộ nghèo đề nghị nhà nước có chính sách cấp đất sản xuất, hỗ trợ đất sản xuất lâu dài cho hộ nghèo để họ yên tâm quản lý và trồng cây cơng nghiệp dài ngày góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; 38% hộ nghèo đề nghị nhà nước có chính sánh hỗ trợ phương tiện sản xuất ( máy móc, thiết bị, cơng cụ, dụng cụ sản xuất) để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, giảm bớt sức lao động thủ công; nguyện vọng hỗ trợ xuất khẩu lao động là thấp nhất 14%, bởi lý do lao động có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo nghề, khó có khả năng tiếp cận và học ngoại ngữ, vì vậy nhu cầu muốn xuất khẩu lao động ra nước ngồi thì cao nhưng bản thân lao động là người nghèo khơng có đủ điều kiện để thực hiện nguyện vọng chính đáng của bản thân mình.