Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực; thực hiện công tác đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 85 - 87)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.4. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực; thực hiện công tác đào

đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo

Cần xây dựng một chương trình tổng thể về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đối tượng là hộ nghèo, bao gồm cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và cả đội ngũ làm công tác giảm nghèo. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với cán bộ luân chuyển vào vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên đào tạo và bố trí việc làm cho con em đồng bào DTTS, hộ nghèo sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng về địa phương.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại miền núi phải gắn với nhiệm vụ thực tế, phải tiến hành thường xuyên, có nội dung cụ thể, thiết thực; chú trọng thực chất trong công tác đào tạo, cũng như thực chất giá trị của người được đào tạo, người nghèo tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đa số là các DTTS, do điều kiện sống kép kín, ít giao lưu tiếp xúc với bên ngoài nên nhận thức nhiều mặt còn hạn chế, do vậy “Cần chú ý phát triển loại Trường Thanh niên dân tộc vừa học vừa làm để đào tạo cán bộ địa phương vừa có văn hóa, vừa có kỹ thuật, kỹ năng và giỏi lao động, đồng thời tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình cơng nghiệp hóa địa phương”. Trong cơng tác đào tạo cán bộ, giáo dục tư tưởng cho cán bộ cần quan tâm thường xuyên đến vấn đề khắc phục tự ti dân tộc. Công tác cán bộ, nhất là đối với người DTTS là vấn đề cần thiết được đặc biệt quan tâm; vì thế, một mặt cần duy trì tỷ lệ thỏa đáng và đảm bảo cơ cấu người DTTS trong bộ máy của Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, mặt khác phải tập trung quy hoạch tạo nguồn, chuẩn bị đội ngũ cán bộ người DTTS cả trước mắt vầ lâu dài. Do đó, cần có kế hoạch dài hạn như sau:

Tập trung phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, lựu chọn học sinh có triển vọng trong các trường này cho đi đào tạo ở bậc cao hơn, coi đây là nguồn bổ sung cán bộ DTTS chủ yếu và quan trọng của tỉnh, nhằm đảm bào trong thời gian xắp đến có một đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng vùng đồng bào dân tộc góp phần trong cơng cuộc giảm nghèo tại địa phương.

Trong điều kiện của một huyện miền núi có điều kiện, kinh tế cịn nhiều khó khăn, đi lại của con em đồng bào DTTS còn gặp nhiều khí khăn; huyện cần có những hợp đồng đào tạo theo địa chỉ (với sự hộ trợ của tỉnh, trung ương) với các trường Đại học Nông nghiệp Huế, Đại học y khoa Huế, Đại học kinh tế Huế, Đại học sư phạm Huế, đặc biệt là Trường Trung cấp nông nghiệp và Cao đẳng sư phạm Quảng Trị để đào tạo các chuyên môn về nông học, kinh tế, y khoa và điều dưỡng khoa, giáo viên… để đào tạo đội ngũ cán bộ là người DTTS đủ đức, đủ tài, hiểu biết khoa học, kỹ thuật để tổ chức, lãnh đạo.

Hoàn thiện quy chế, xây dựng nội dung chương trình và hệ thống trường lớp để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về các lĩnh vực: quản lý nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ở cơ sở. Đối với thơn, bản ngồi việc lựa chọn cán bộ trưởng thành, gắn bó với thực tiễn, cần định hướng quy hoạch, sử dụng cán bộ từ

các nguồn như học sinh tốt nghiệp phổ thơng trung học, thanh niên hồn thành nghĩa vụ quân sự để cho đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để tiếp nhận, phục vụ lại địa phương góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả phổ cập giáo dục và tỉ lệ đào tạo nghề khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; phân luồng, đào tạo nghề hợp lý, hiệu quả; duy trì các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú với quy mô phù hợp; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cử tuyển gắn với sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 85 - 87)