Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 39)

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa)

2.1. Tổng quan về địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Hướng hóa là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Trị cách trung tâm thành phố Đông Hà trên 60 km về phía Tây. Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 115.235,82 ha, chiếm 24,27% tổng diện tích tỉnh Quảng Trị; dân số tồn huyện đến cuối năm 2017 là 21.055 hộ với 93.108 người, dân tộc thiểu số (DTTS) có 8.720 hộ chiếm 41,41%, có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa ô, Vân kiều, Kinh. Tồn huyện có 22 đơn vị hành chính, bao gồm 02 thị trấn và 20 xã. Thị trấn he Sanh là trung tâm huyện lỵ Hướng Hóa.

2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2.2.1. Vị trí địa lý 2.2.1. Vị trí địa lý

Hướng Hố là huyện miền núi, vùng cao biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị;

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình

+ Phía Nam và Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào + Phía Đơng giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrơng.

Địa hình Hướng Hố rất đa dạng, núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sơng suối đều bắt nguồn từ núi cao. hí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22,9 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Tài ngun rừng và khống sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài.

Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau: Tiểu

vùng khí hậu Đơng Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đơng Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khơ nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,9 độ C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn he Sanh), là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đơng và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ơn hồ trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh

Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ d- ưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn, cịn lại nằm ở phía Tây nam của huyện; là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hố là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.

Nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện.

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

Huyện Hướng Hóa có diện tích tự nhiên là 115.235,82 ha, các loại đất chia theo mục đích sử dụng bao gồm: Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 TT LOẠI ĐẤT Tổng số (Ha) Cơ cấu (%) Tổng số 115.235,82 100.0 I Đất nông nghiệp 92.240,71 80,05

II Đất phi nông nghiệp 4.647,4 4,03

III Đất chưa sử dụng 18.347,71 15,92

(Nguồn: Chi cục Thống kế huyện Hướng Hóa năm 2018)

Tại địa bàn huyện Hướng Hóa, đất nơng nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tồn huyện, có diện tích là 92.240,71 ha/115.235.82ha, chiếm 80,05% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Diện tích đất phi nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 4.647,4ha/ 115.235,82ha, chiếm 4,03% trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá lớn, 18.347,71ha/115.235,82ha, chiếm 15,92%, cần phải nghiên cứu, khai thác để phát huy thế mạnh, tránh tình trạng lãng phí quỹ đất.

2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế 2.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất năm 2017 toàn huyện đạt 11.758,79 tỷ đồng (đạt 100,5% kế hoạch). Trong đó: Nơng nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản đạt 1.264,68 tỷ đồng (đạt 109,57% kế hoạch), chiếm tỷ trọng 10,76%; Công nghiệp - xây dựng đạt 4.661,6 tỷ đồng (đạt 98,48% kế hoạch), chiếm tỷ trọng 39,64%; Thương mại - dịch vụ đạt 5.832,51 tỷ đồng (đạt 100,36% kế hoạch), đạt tỷ trọng 49,6%. Thu nhập bình quân đầu người 32,3 triệu đồng/người/năm.

2.3.2. Văn hóa - xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017: 28,37%, giảm 2,8% (kế hoạch giảm từ 2,5 - 3,0%/năm); Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cuối năm 2017 còn 1,8% (kế hoạch 1,8%); Tỷ lệ trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ: 100% (kế hoạch 100%); Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi huy động đến trường đạt 99,8% (kế hoạch 99,8%); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng giảm cịn 17% (giảm 0,87% so với năm 2016); Phủ sóng truyền hình duy trì 100% thơn, bản; tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế đạt 91,7% (kế hoạch 90,33%).

Công tác xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa tiếp tục quan tâm chỉ đạo. Tổ chức kiểm tra, thẩm định 20 làng, đơn vị văn hóa; 05 làng, đơn vị văn hóa xuất sắc đến cuối năm 2017; 03 xã “đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới (Tân Long, Tân

Lập, Tân Hợp) và 02 thị trấn “đạt chuẩn văn minh đơ thị” (Khe Sanh và Lao Bảo).

Tính đến nay tồn huyện đã tổ chức phát động xây dựng được 194/194 làng, đạt tỷ lệ 100%; đã cơng nhận 187/194 làng văn hóa lần đầu (tỷ lệ 96,3%); 06 làng (khối, khóm) được cơng nhận danh hiệu làng văn hóa lần 2; 21 làng được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận làng văn hóa xuất sắc; 17.997/18.894 hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa (tỷ lệ 95,2%); 15.228 gia đình được cơng nhận gia đình văn hóa (tỷ lệ 80,5%). Tất cả các thơn, bản đã có nhà văn hóa cộng đồng, 100% các xã, thị trấn có điểm bưu điện - văn hóa xã. Các thiết chế văn hóa - thể thao từng bước được nâng cấp, xây mới, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của hai dân tộc chủ yếu là Vân iều, Pa Cô. Đã chú trọng tuyên tuyền, quảng bá văn hóa dân tộc, thu hút đơng đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là các dịp lễ hội, kỷ niệm những ngày truyền thống. Công tác sưu tầm, bảo

tồn và phát huy giá trị văn hóa, được quan tâm; các di tích văn hóa lịch sử, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được giữ dìn, xây dựng Phong trào “Tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát huy, tạo chuyển biến tốt trong đời sống xã hội.

Tồn huyện có 64 Trường học trong đó 25 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 14 trường THCS, 04 trường TH&THCS, 03 trường PTDTBT TH&THCS, 01 trường PTDTBT THCS, 03 trường THPT cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia 16 trường (MN: 05, TH: 09, THCS: 02). Huy động học sinh trong độ tuổi đến trường được duy trì với tỷ lệ cao: Mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ 99,9%; Tiểu học đạt tỷ lệ 99,07%; THCS đạt tỷ lệ 90,12%; tồn huyện có 20/20 xã đạt chuẩn y tế quốc gia theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2011-2020; có 22/22 trạm y tế được chuẩn hóa, 100% trạm y tế các xã, thị trấn có bác sỹ.

2.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến cơng tác giảm nghèo trên địa

bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

2.4.1. Những thuận lợi

Nhìn chung thời gian qua, sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện Hướng Hóa đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu đã đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt 100% so với kế hoạch, cao hơn so với thời kỳ 2010 - 2015 là 85%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh phát triển; năng lực sản xuất công ngiệp được mở rộng; nhiều cơng trình cơng nghiệp quan trọng được triển khai và hoàn thành, tạo động lực mới cho nền kinh tế. Sản xuất nơng nghiệp có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; từng bước hình thành các vùng chun canh cà phê (xã Hướng Phùng); Cao su (xã Dơi); Chuối (các xã: Tân Long, Thuận, Thanh) và tiêu, câu ăn quả với quy mô tập trung; kinh tế lâm nghiệp được chú trọng phát triển; năng xuất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp được nâng cao, đặc biệt đã hình thành trung tâm thu mua chuối lớn tại xã Tân Long. Kế cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường; hệ thống giao thơng ngày càng hồn thiện hơn; đầu tư cho thủy lợi, cấp nước sạch

được chú trọng; hạ tầng đơ thị tồn huyện được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo diện mạo mới khang trang, hiện đại hơn; hạ tầng khu kinh tế Thương mại Lao Bảo được đầu tư dần hoàn thiện, Hành lang kinh tế Đông - Tây được phát huy tạo điều kiện cho thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngồi nước về phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ tạo triển vọng phát triển mới cho nền kinh tế huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.

Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh Quảng Trị, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như: Cao su, cà phê, cây ăn quả với quy mơ tập, Hướng Hóa cịn có diện tích rừng lớn và diện tích đồi núi trọc chưa sử dụng cịn nhiều, đây là tiềm năng lớn có thể đưa vào khai thác đưa vào phát triển nông, lâm nghiệp và các nghành kinh tế khác, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh rộng lớn, các thác nước, sông, hồ, các đèo, hang động là những điểm tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn, có các bản làng của đồng bào Vân iều, Pa Cơ cịn lưu giữ nhiều nếp sống, truyền thống văn hóa đặc sắc, có nghề dệt Zèng, nấu rượu và các món ăn truyền thống nổi tiếng. Trên địa bàn huyện có nhiều nhà máy điện đang hoạt động như: cơng trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị trên sông Rào Quán giá trị đầu tư trên 2000 tỷ đồng đã hoàn thành cung cấp điện cho Quảng Trị và hoà vào mạng lới điện Quốc gia với cơng suất 64MW. Ngồi ra, cơng trình thuỷ điện Hạ Rào Quán và thuỷ điện La La, đặc biệt là cơng trình điện gió tại xã Hướng Linh có tổng mức đầu tư 14.000 tỷ, vừa đưa vào hoạt động đây là cơng trình điện gió đầu tiên của Quảng Trị và của Bắc miền Trung với công suất 30 MW tạo điều kiện phát triển điện lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con tại huyện.

Đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa có truyền thơng cách mạng, đồn kết, một lòng đi theo Đảng; anh hùng trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; có đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết với q hương, Hướng Hóa cịn được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ Trung ương và địa phương. Các chương trình, dự án ưu

tiên vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới và các Chương trình mục tiêu quốc gia được Trung ương, tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, đó là nguồn lực to lớn để Hướng Hóa tiếp tục phát triển trong tương lai, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay.

2.4.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những khó khăn, hạn chế

Kinh tế có bước tăng trưởng nhưng còn chậm và thiếu bền vững chưa tương xứng với thế mạnh và lợi thế của địa phương, chuyển dịch cơ cấu tuy đúng hướng nhưng chưa đạt mực tiêu đề ra, một số mặt hàng nông sản chủ lực của huyện còn phụ thuộc vào thị trường trong nước và nước ngồi nên giá cả khơng ổn định. Cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, năng lực phát triển sản xuất cịn thấp, tính cạnh tranh chưa cao. Tỷ lệ lao động trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp cịn thấp, chất lượng và tay nghề lao động còn nhiều bất cập, chủ yếu là lực lượng bên ngoài huyện. Nguồn thu ngân sách chủ yếu từ nguồn thu cấp trên, thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chưa ổn định, nên việc chi cho phát triển thấp và thiếu chủ động. Công tác quy hoạch chưa cụ thể nên công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, cơng tác quản lý đất đai ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, bất cập. Nền kinh tế tuy có sự phát triển nhưng chưa bền vững, quy mô, tiềm lực nền kinh tế cịn nhỏ bé, trình độ phát triển thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu ổn định, phương thức canh tác, thâm canh trong nơng nghiệp cịn lạc hậu, chậm đổi mới, cơng nghiệp đang trong q trình xây dựng; thương mại, du lịch chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh. Mức chênh lệch về thu nhập của người dân trong huyện so với bình qn chung tồn tỉnh cịn khá cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao; nguy cơ bị tụt hậu vẫn rất lớn, đây đang là khó khăn, thách thức lớn đối với Hướng Hóa trong những năm tới.

Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; tỷ lệ lao động được đào tạo thấp, năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - H và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Trình độ dân trí thấp, chuyển biến nhận thức chậm, vẫn cịn tư tương trơng chờ, ỷ lại của một bộ phận nhân dân. Đời sống dân cư cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; mặc dù đã được quan tâm và ưu tiên các nguồn lực

đầu tư nhưng điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học cịn thiếu, chưa đồng bộ; cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, chưa đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra; mặc dù đã được quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo nhưng cơng tác hành chính chun mơn tại một số xã, thị trấn giải quyết còn quá chậm, lúng túng, thủ tục hồ chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2.4.2.2. Nguyên nhân những khó khăn hạn chế

Nguyên nhân khách quan: Tình hình chung của cả nước và tỉnh có nhiều khó

khăn, nguồn đầu tư cơng và các chính sách đầu tư ngân sách Trung ương và tỉnh giảm, nhiều chính sách mới của Nhà nước ban hành, việc tiếp cận và tổ chức thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động cầm chừng, chưa mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nên hiệu quả thấp.

Lĩnh vực nông nghiệp do ảnh hưởng của giá cả thị trường liên tục sụt giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ chăn nuôi, trồng trọt và nhất là nguồn thu nhập chính của các hộ nơng dân. Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh vẫn xảy ra đa ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình phát triển sản xuất của nhân dân trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 39)