Diễn biến kết quả tăng, giảm số hộ cận nghèo năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 56)

T T Xã, thị trấn Tổng số hộ dân cư tại thời điểm soát Hộ cận nghèo đầu năm 2017

Diễn biến hộ cận nghèo trong năm 2017

Hộ cận nghèo cuối năm 2017 Hộ thoát cận nghèo Hộ cận nghèo xuống hộ nghèo Hộ tái cận nghèo Hộ cận nghèo phát sinh Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ S ố hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ A B 1 2 3 4 5=4/2 6 7=6/ 12 8 9=8/1 2 10 11=10/1 2 12 13=1 2/1 I hu vực thành thị 5.714 386 6,76 130 33,68 0 0 0 0 137 34,86 393 6,88 II hu vực n/thôn 14.638 1.037 7,08 220 21,22 0 0 14 1,15 390 31,94 1.221 8,34 Tổng cộng: 20.352 1.423 6,99 350 24,6 0 0 14 0,87 527 32,65 1.614 7,93

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị)

Đầu năm 2017 có 1.423 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,99% trong tổng số 20.352 hộ toàn huyện; qua bảng trên cho thấy diễn biến hộ cận nghèo trong năm 2017 như sau: Năm 2017 có 350 hộ thốt cận nghèo, chiếm tỷ lệ 24,6% trong tổng số 1.423 hộ cận nghèo đầu năm 2017; 14 hộ tái cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,87% trong tổng số 1.614 hộ cận nghèo cuối năm 2017; 527 hộ cận nghèo phát sinh, chiếm tỷ lệ 32,65% trong tổng số 1.614 hộ cận nghèo cuối năm 2017. Tổng số hộ cận nghèo cuối năm 2017 tăng so với đầu năm 2017 là 191 hộ, chiếm tỷ lệ 7,93% trong tổng số hộ trên địa bàn huyện.

Từ phân tích về số hộ nghèo và cận nghèo, cho thấy số hộ nghèo cuối năm 2017 so với đầu năm 2017 có 371 hộ thốt nghèo; nhưng số hộ cận nghèo tăng 191 hộ; số hộ nghèo giảm nhưng số hộ cận nghèo tăng là xu hướng thuận lợi, là tính hiệu tích cực để số hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo, vươn lên cận nghèo và từng bước thoát nghèo trong các năm tiếp theo.

Bảng 2.11: Hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

năm 2017 tại huyện Hướng Hóa

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa)

Bảng 2.12: Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2017 tại huyện Hướng Hóa

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa)

TT Thị trấn

Tổng số hộ nghèo

Trong đó số hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I hu vực thành thị 511 13 7 109 32 213 239 65 123 84 35 II hu vực nông thôn 5.833 132 283 2.546 679 3.785 4.342 4.463 5.275 2.431 1.660 Tổng cộng 6.344 145 290 2.655 411 3.998 4.581 4.528 5.398 2.515 1.695 Ghi chú:

1:Tiếp cận dịch vụ y tế 2: Bảo hiểm y tế 3: Trình độ giáo dục người lớn 4: Tình trạng đi học của trẻ em 5: Chất lượng nhà ở 6: Diện tích nhà ở 7: Nguồn nước sinh hoạt 8: Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 9: Sử dụng dịch vụ viễn thông 10: Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

T

T Thị trấn

Tổng số hộ nghèo

Trong đó tỷ lệ (%) hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I hu vực thành thị 511 2,55 1,37 21,33 6,26 41,68 46,77 12,72 24,07 16,44 6,85 II hu vực nông thôn 5.833 2,26 4,85 43,65 11,64 64,89 74,44 76,51 90,43 41,68 28,46 Tổng cộng 6.344 2,29 4,57 41,85 6,48 63,02 72,2 71,37 85,08 39,64 26,72 Ghi chú:

1:Tiếp cận dịch vụ y tế 2: Bảo hiểm y tế 3: Trình độ giáo dục người lớn 4: Tình trạng đi học của trẻ em 5: Chất lượng nhà ở 6: Diện tích nhà ở 7: Nguồn nước sinh hoạt 8: Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 9: Sử dụng dịch vụ viễn thông 10: Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Tại khu vực thành thị, năm 2017, số hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo kết quả điều tra tiếp cận đa chiều như sau: (1) tiếp cận dịch vụ y tế 13/511 hộ nghèo, tỷ lệ 2,55%; (2) bảo hiểm y tế 7 hộ, tỷ lệ 1,37%; (3) trình độ giáo dục người lớn 109 hộ, tỷ lệ 21,33%; (4) tình trạng đi học của trẻ em 32 hộ, tỷ lệ 6,26%; (5) chất lượng nhà ở 213 hộ, tỷ lệ 41,68%; (6) diện tích nhà ở 239 hộ, tỷ lệ 46,77%; (7) nguồn nước sinh hoạt 65 hộ, tỷ lệ 12,72%; (8) hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 123 hộ, tỷ lệ 24,07%; (9) sử dụng dịch vụ viễn thông 84 hộ, tỷ lệ 16,44%; (10) tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 35 hộ, tỷ lệ 6,85%. Tổng số hộ nghèo thiếu hụt về tiêu chí diện tích nhà ở tại khu vực thành thị năm 2016 là lớn nhất với 239 hộ, tỷ lệ 46,77%. Tổng số hộ nghèo thiếu hụt về tiêu chí bảo hiểm y tế là thấp nhất, 7 hộ, tỷ lệ 1,37%; lý do: hộ nghèo tại khu vực thành thị có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận các thủ tục hành chính để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Tại khu vực nông thôn, năm 2017, số hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo kết quả điều tra tiếp cận đa chiều như sau: (1) tiếp cận dịch vụ y tế 132/5.833 hộ nghèo, tỷ lệ 2,26%; (2) bảo hiểm y tế 283 hộ, tỷ lệ 4,85%; (3) trình độ giáo dục người lớn 2.546 hộ, tỷ lệ 43,65%; (4) tình trạng đi học của trẻ em 679 hộ, tỷ lệ 11,64%; (5) chất lượng nhà ở 3.785 hộ, tỷ lệ 64.89%; (6) diện tích nhà ở 4.342 hộ, tỷ lệ 74,44%; (7) nguồn nước sinh hoạt 4.463 hộ, tỷ lệ 76,51%; (8) hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 5.275 hộ, tỷ lệ 90,43%; (9) sử dụng dịch vụ viễn thông 2.431 hộ, tỷ lệ 41,68%; (10) tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 1.660 hộ, tỷ lệ 28.46%.

Chỉ số thiếu hụt về tiêu chí hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh ở tại khu vực nông thôn năm 2016 là lớn nhất với 5.275 hộ/5.833 hộ nghèo, tỷ lệ 90,43%; lý do: hộ nghèo ở khu vực nông thôn phần đông là hộ dân tộc thiểu số, sinh hoạt theo phong tục, tập quán, hố/xí nhà tiêu đa số tự đào hoặc sử dụng từ nương rẫy, vì vậy mất vệ sinh, khơng đảm bảo tiêu chí quy định.

Tổng số hộ nghèo thiếu hụt về tiêu chí tiếp cận dịch vụ y tế là thấp nhất với 132 hộ, tỷ lệ 2,26%; lý do: hiện nay tại các xã khu vực nơng thơn, 100% đều có trạm y tế xã, có cán bộ làm cơng tác giảm nghèo, vì vậy việc lập hồ sơ cho hộ nghèo tiếp cận các thủ tục hành chính để được cấp bảo hiểm y tế rất thuận lợi.

Tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2017 thiếu hụt các tiêu chí xếp theo thứ tự từ cao đến thấp lần lượt như sau: Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh là lớn nhất với 5.398 hộ, tỷ lệ 85,08%; diện tích nhà ở 4.581 hộ, tỷ lệ 72,2%; nguồn nước sinh hoạt 4.528 hộ, tỷ lệ 71,37%; chất lượng nhà ở 3.998 hộ, tỷ lệ 63,02%; trình độ giáo dục người lớn 2.655 hộ, tỷ lệ 41,85%; sự dụng dịch vụ viễn thông 2.515 hộ, tỷ lệ 39,64%; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 1.695 hộ, tỷ lệ 26,72%; tình trạng đi học của trẻ em 411 hộ, tỷ lệ 6,48%; bảo hiểm y tế 290 hộ, tỷ lệ 4,57% và ít nhất là tiếp cận dịch vụ y tế 145 hộ, tỷ lệ 2,29% trong tổng số hộ nghèo toàn huyện.

So sánh khu vực thành thị và khu vực nông thôn, 10 chỉ số hộ nghèo đang thiếu hụt theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, tỷ lệ tại khu vực thành thị đều nhỏ hơn so với khu vực nơng thơn, điều đó chứng tỏ rằng hộ nghèo tại khu vực thành thị có rất nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế xã hội hơn nhiều so với khu vực nông thôn, và cũng là thực trạng hiện nay trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung, chính vì thế để đảm bảo cơng tác giảm nghèo có hiệu quả, khơng làm phân hóa sự chênh lệch giữa thành thị và nơng thơn, chúng ta cần tìm ra giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác giảm nghèo tại khu vực nông thôn trong thời gian tới.

Bảng 2.13: Kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho cơng tác giảm nghèo tại huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 và 2017

T

T Hạng mục đầu tư, hỗ trợ hộ/người Số thụ hưởng Năm 2016 (triệu đồng) Năm 2017 (triệu đồng) Tổng cộng (triệu đồng) So sánh tăng (+), giảm (-) 2017/2016 A B C 1 2 3=1+2 4=2-1 1 Dịch vụ y tế 16.076 hộ 15.162 17.361 32.523 2.199 2 Bảo hiểm y tế 173.023 lượt người 56.581 58.582 115.163 2.001 3 Đào tạo nghề 650 người 1.107 2.230 3.337 1.123 4 Hỗ trợ ăn trưa trẻ em bán trú, dụng cụ học tập 32.803 lượt học sinh 10.560 11.462 22.022 902 5 Hỗ trợ xây dựng nhà ở 168 hộ 1.310 1.685 2.995 375 6 inh phí hỗ trợ đất làm nhà ở 351 hộ 895 1.080 1.975 185

7 Hệ thống nước sinh hoạt 665 hộ 2.770 3.093 5.863 323

8 Hố xí, nhà tiêu hợp vệ sinh 230 hộ 2.050 2.550 4.600 500

9 Dịch vụ viễn thông 3.829 hộ 596 796 1.392 200

10 Tài sản tiếp cận thông tin 4.696 hộ 510 740 1.250 230 11 Cơng trình, dự án giảm nghèo 47 dự án 26.782 31.774 58.556 4.992

12 Vốn vay ưu đãi 3.450 lượt

hộ 33.537 35.537 69.074 2.000

Tổng cộng 151.860 166.890 318.750 15.030

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa)

Tổng kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho công tác giảm nghèo tại địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 và 2017 là 318.750 triệu đồng; trong đó năm 2016 đầu tư, hỗ trợ 151.860 triệu đồng, năm 2017 đầu tư, hỗ trợ 166.890 triệu đồng. Qua số liệu cho thấy rằng ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho công tác giảm nghèo năm sau cao hơn năm trước, năm 2017 tăng 15.030 triệu đồng so với năm 2016; tuy nhiên mức đầu tư, hỗ trợ một số tiêu chí đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản tại địa bàn huyện Hướng Hóa cịn rất hạn chế, như tiêu chí hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2017 tại địa bàn hộ nghèo còn thiếu hụt rất cao với tỷ lệ thiếu hụt 85,08%, nhưng kinh phí chỉ bố trí đầu tư hỗ trợ 4.600 triệu đồng; nguồn nước sinh hoạt năm 2017 hộ nghèo đang thiếu hụt với tỷ lệ 71,37%, nhưng kinh phí đầu tư hỗ trợ 3.093 triệu đồng…, ngoài nguyên nhân là do nguồn ngân sách cịn hạn hẹp thì cơng tác lập kế hoạch để phân bổ nguồn vốn còn nhiều bất cấp, thiếu đồng bộ nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

2.5.2. Đánh giá của hộ điều tra về kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Nhằm hướng đến hồn thiện cơng tác giảm nghèo tại địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và góp phần hỗ trợ, mang lại hiệu quả tốt hơn về công tác giảm nghèo tại địa bàn huyện. Tác giả đã tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ tại 02 xã Tân Thành (xã kinh tế mới, đa phần là người dân tộc inh sinh sống, đại diện cho nhóm các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khơng khó khăn) và xã ing (xã vùng sâu vùng xa, đại diện cho nhóm các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đa phần là dân tộc Vân iều và Pakô sinh sống) thông qua bảng câu hỏi sẵn

nhằm đánh giá khách quan về kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa bàn huyện Hướng Hóa.

2.5.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra

Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho các đối tượng là hộ nghèo năm 2018 tại xã Tân Thành và xã ing huyện Hướng Hóa. Những hộ trực tiếp đánh giá, nhận xét về gia đình mình, đây là những hộ nắm bắt rõ về quá trình thực hiện cũng như hưởng lợi về chính sách giảm nghèo đồng thời thấy rõ những khó khăn, vướng mắc qua đó để đề xuất nhu cầu, nguyện vọng chính đáng để vươn lên thốt nghèo.

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong đề tài, có 120 phiếu kèm bảng câu hỏi được phát ra (mỗi xã điều tra 60 hộ), kết quả thu về 110 phiếu hợp lệ. Sau khi loại trừ 10 phiếu điều tra không đạt yêu cầu, tác giả chọn lại 110 phiếu hợp lệ để tiến hành nghiên cứu, đạt tỷ lệ 91,7%. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu, tác giả đã có bộ dữ liệu điều tra hồn chỉnh với 110 mẫu, thơng tin mẫu khảo sát được thể hiện ở bảng sau.

2.5.2.2. Tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo về sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ

bản tại xã Tân Thành và A Xing, huyện Hướng Hóa

Sau khi nhận phiếu điều tra từ hộ nghèo, tác giả đã tập hợp thống kê số liệu bằng phương pháp thống kê toán học và đã cho kết quả như sau:

Bảng 2.14: Hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tại xã Tân Thành và xã A Xing, huyện Hướng Hóa

Số TT

Hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Tân Thành (số hộ tiếp cận) Tỷ lệ tiếp cận (%) Tỷ lệ (%) thiếu hụt Xã A Xing (số hộ tiếp cận) Tỷ lệ tiếp cận (%) Tỷ lệ (%) thiếu hụt 1 2 3 4 5=100%-4 6 7 8=100%-7 1 Dịch vụ y tế 55 100 0 55 100 0 2 Bảo hiểm y tế 55 100 0 55 100 0 3 giáo dục trình độ người lớn 44 80 20 34 62 38 4 Tình trạng đi học của trẻ em 55 100 0 51 93 7 5 Chất lượng nhà ở 35 64 36 8 15 85 6 Diện tích nhà ở 33 60 40 12 22 78

7 Nguồn nước sinh hoạt 55 0 0 6 11 89

8 Nhà tiêu hợp vệ sinh 14 25 75 3 5 95

9 Sử dụng dịch vụ viễn thông 45 82 18 40 73 27

10 Tài sản phục vụ tiếp cận

thông tin 47 85 15 42 76 24

(Nguồn: Số liệu thu thập năm 2018)

Số liệu điều tra hộ nghèo tại xã Tân Thành năm 2018 thể hiện số hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như sau: Về nhà tiêu hợp vệ sinh là lớn nhất, có 41 hộ thiếu hụt, tỷ lệ thiếu hụt 75%; tiếp đến là chỉ số về diện tích nhà ở, 22 hộ nghèo thiếu hụt, tỷ lệ 40%; 20 hộ nghèo thiếu hụt chỉ số về chất lượng nhà ở, tỷ lệ 36%; chỉ số về tiếp cận dịch vụ y tế, được cấp thẻ bảo biểm y tế, tình trạng đi học của trẻ em và nguồn nước sinh hoạt đạt kết quả tốt nhất, khơng có hộ nghèo nào thiếu hụt cả 03 chỉ tiêu trên, nguyên nhân là do xã Tân Thành có điều kiện kinh tế xã hội cơ bản thuận lợi, địa giới hành chính gần với thị trấn Lao Bảo và Quốc lộ 9, điều kiện thiên nhiên thuận lợi, hạ tầng giao thông nội xã được đầu tư kết nối thông suốt, đất đai màu mở, địa hình bằng phẳng, ít núi đồi, gần các cụm công nghiệp và nhà máy vì vậy việc tham gia sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại xã được thuận lợi, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo hiệu quả. Tại xã ing, ngoài tiếp cận dịch vụ y tế và bảo hiểm xã hội đạt 100%, thì hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản con rất thấp, tỷ lệ thiếu hụt còn quá cao, 08 dịch vụ xã hội cơ bản đều cao hơn nhiều so với xã Tân Thành; cụ thể về nhà tiêu hợp vệ sinh, qua số liệu điều tra chỉ có 03 hộ/55 hộ được tiếp cận, tỷ lệ tiếp cận 5%, 52 hộ còn thiếu hụt, tỷ lệ thiếu hụt 95%; nguồn nước sinh hoạt chỉ có 06 hộ/55 hộ được tiếp cận, tỷ lệ tiếp cận 11%, 49 hộ còn thiếu hụt, tỷ lệ thiếu hụt 89%; tương tự về chất lượng nhà ở còn thiếu hụt 85%; diện tích nhà ở 78%..., nguyên nhân chủ yếu là hệ thống giao thông chưa đồng bộ, lực lượng lao động có trình độ thấp, khó xin được việc làm thường xuyên và ổn định, nông nghiệp phụ thuộc vào mùa vụ, thiếu tư liệu sản xuất, tiếp cận vốn vay còn nhiều rào cản... qua đó cho thấy rõ rằng công tác giảm nghèo tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cịn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, cần phải có giải pháp phù hợp để nâng cao cơng tác giảm nghèo đối với các địa phương có hộ nghèo còn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 56)