PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến cơng tác giảm nghèo trên địa bàn
bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
2.4.1. Những thuận lợi
Nhìn chung thời gian qua, sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện Hướng Hóa đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu đã đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt 100% so với kế hoạch, cao hơn so với thời kỳ 2010 - 2015 là 85%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh phát triển; năng lực sản xuất cơng ngiệp được mở rộng; nhiều cơng trình cơng nghiệp quan trọng được triển khai và hoàn thành, tạo động lực mới cho nền kinh tế. Sản xuất nơng nghiệp có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; từng bước hình thành các vùng chuyên canh cà phê (xã Hướng Phùng); Cao su (xã Dơi); Chuối (các xã: Tân Long, Thuận, Thanh) và tiêu, câu ăn quả với quy mô tập trung; kinh tế lâm nghiệp được chú trọng phát triển; năng xuất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp được nâng cao, đặc biệt đã hình thành trung tâm thu mua chuối lớn tại xã Tân Long. Kế cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường; hệ thống giao thơng ngày càng hồn thiện hơn; đầu tư cho thủy lợi, cấp nước sạch
được chú trọng; hạ tầng đơ thị tồn huyện được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo diện mạo mới khang trang, hiện đại hơn; hạ tầng khu kinh tế Thương mại Lao Bảo được đầu tư dần hoàn thiện, Hành lang kinh tế Đông - Tây được phát huy tạo điều kiện cho thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ tạo triển vọng phát triển mới cho nền kinh tế huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Hướng Hố là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh Quảng Trị, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nơng - lâm nghiệp, thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như: Cao su, cà phê, cây ăn quả với quy mơ tập, Hướng Hóa cịn có diện tích rừng lớn và diện tích đồi núi trọc chưa sử dụng cịn nhiều, đây là tiềm năng lớn có thể đưa vào khai thác đưa vào phát triển nông, lâm nghiệp và các nghành kinh tế khác, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh rộng lớn, các thác nước, sông, hồ, các đèo, hang động là những điểm tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn, có các bản làng của đồng bào Vân iều, Pa Cơ cịn lưu giữ nhiều nếp sống, truyền thống văn hóa đặc sắc, có nghề dệt Zèng, nấu rượu và các món ăn truyền thống nổi tiếng. Trên địa bàn huyện có nhiều nhà máy điện đang hoạt động như: cơng trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị trên sông Rào Quán giá trị đầu tư trên 2000 tỷ đồng đã hoàn thành cung cấp điện cho Quảng Trị và hoà vào mạng lới điện Quốc gia với cơng suất 64MW. Ngồi ra, cơng trình thuỷ điện Hạ Rào Quán và thuỷ điện La La, đặc biệt là cơng trình điện gió tại xã Hướng Linh có tổng mức đầu tư 14.000 tỷ, vừa đưa vào hoạt động đây là cơng trình điện gió đầu tiên của Quảng Trị và của Bắc miền Trung với công suất 30 MW tạo điều kiện phát triển điện lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con tại huyện.
Đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa có truyền thơng cách mạng, đồn kết, một lòng đi theo Đảng; anh hùng trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; có đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết với q hương, Hướng Hóa cịn được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ Trung ương và địa phương. Các chương trình, dự án ưu
tiên vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới và các Chương trình mục tiêu quốc gia được Trung ương, tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, đó là nguồn lực to lớn để Hướng Hóa tiếp tục phát triển trong tương lai, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay.
2.4.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những khó khăn, hạn chế
Kinh tế có bước tăng trưởng nhưng còn chậm và thiếu bền vững chưa tương xứng với thế mạnh và lợi thế của địa phương, chuyển dịch cơ cấu tuy đúng hướng nhưng chưa đạt mực tiêu đề ra, một số mặt hàng nơng sản chủ lực của huyện cịn phụ thuộc vào thị trường trong nước và nước ngoài nên giá cả không ổn định. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, năng lực phát triển sản xuất cịn thấp, tính cạnh tranh chưa cao. Tỷ lệ lao động trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp cịn thấp, chất lượng và tay nghề lao động còn nhiều bất cập, chủ yếu là lực lượng bên ngoài huyện. Nguồn thu ngân sách chủ yếu từ nguồn thu cấp trên, thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chưa ổn định, nên việc chi cho phát triển thấp và thiếu chủ động. Công tác quy hoạch chưa cụ thể nên cơng tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý đất đai ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, bất cập. Nền kinh tế tuy có sự phát triển nhưng chưa bền vững, quy mô, tiềm lực nền kinh tế cịn nhỏ bé, trình độ phát triển thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu ổn định, phương thức canh tác, thâm canh trong nơng nghiệp cịn lạc hậu, chậm đổi mới, công nghiệp đang trong quá trình xây dựng; thương mại, du lịch chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh. Mức chênh lệch về thu nhập của người dân trong huyện so với bình qn chung tồn tỉnh cịn khá cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao; nguy cơ bị tụt hậu vẫn rất lớn, đây đang là khó khăn, thách thức lớn đối với Hướng Hóa trong những năm tới.
Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; tỷ lệ lao động được đào tạo thấp, năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - H và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Trình độ dân trí thấp, chuyển biến nhận thức chậm, vẫn cịn tư tương trơng chờ, ỷ lại của một bộ phận nhân dân. Đời sống dân cư cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; mặc dù đã được quan tâm và ưu tiên các nguồn lực
đầu tư nhưng điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học còn thiếu, chưa đồng bộ; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, chưa đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra; mặc dù đã được quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo nhưng công tác hành chính chun mơn tại một số xã, thị trấn giải quyết còn quá chậm, lúng túng, thủ tục hồ chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.4.2.2. Nguyên nhân những khó khăn hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Tình hình chung của cả nước và tỉnh có nhiều khó
khăn, nguồn đầu tư cơng và các chính sách đầu tư ngân sách Trung ương và tỉnh giảm, nhiều chính sách mới của Nhà nước ban hành, việc tiếp cận và tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động cầm chừng, chưa mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nên hiệu quả thấp.
Lĩnh vực nông nghiệp do ảnh hưởng của giá cả thị trường liên tục sụt giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ chăn nuôi, trồng trọt và nhất là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh vẫn xảy ra đa ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình phát triển sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện.
Nguyên nhân chủ quan
Công tác dự báo chưa sát với thực tiễn, những thế mạnh nội lực chưa được phát huy, tiềm năng đất, lao động chưa sử dụng hết và hiệu quả chưa cao, đặc biệt là thế mạnh khu thương mại đặc biệt Lao Bảo; kinh tế còn phụ thuộc vào tiềm lực bên ngồi, chênh lệch giữa các vùng cịn lớn; kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, trình độ sản xuất thâm canh tăng năng xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa cao, kinh tế trang trại chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng. Tập quán sản xuất lạc hậu vẫn còn tồn tại, chưa sử dụng hết tiềm năng của lực lượng lao động tại chỗ; chất lượng nguồn lực lao động thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn ít, tay nghề lao động chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động về việc làm. Công tác quản lý địa bàn, quản lý quy hoạch, đất đai, giải phóng mặt bằng tại một số địa phương thiếu chặt chẽ, xử lý thiếu kịp thời để xảy ra tình trạng chấp, khiếu kiện.
Đội ngũ công chức cấp xã một số xã vùng sâu vùng xa cịn hạn chế về trình độ chun mơn, nghiệp vụ; việc bố trí, sắp xếp cơng chức cấp xã cịn chưa hợp lý, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc được giao và thực hiện các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững chưa đạt như kỳ vọng.