PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác giảm nghèo là vấn đề mà từ lâu Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và coi đó là những nhiệm vụ hàng đầu ưu tiên thực hiện, đặc biệt là giảm nghèo cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thơng qua các chính sách, chủ trương giảm nghèo, chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong công tác giảm nghèo, tuy vậy bên cạnh những thành quả đạt được cịn nhiều khó khăn và thách thức địi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa. Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ” phần nào đã cho chúng ta thấy được vai trò qua trọng
của nhiệm vụ giảm nghèo và có một cái nhìn tồn diện hơn về vấn đề nghèo và giảm nghèo, thấy được những thành công đạt được cũng như những vấn đề cịn tồn tại khi thực hiện cơng tác giảm nghèo. Giảm nghèo là một vấn đề lớn và phức tạp, nó tác động tồn diện đến q trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương, từng quốc gia và vùng, lãnh thổ; là vấn đề thách thức khơng chỉ với Việt Nam mà cịn với nhiều nước trên thế giới. Bởi vai trị và tính chất phức tạp của cơng tác giảm nghèo, vấn đề giảm nghèo khơng chỉ giải quyết ngay mà nó cần phải giải quyết từng bước và cần có sự đóng góp nỗ lực của tất cả mọi người và của toàn thể cộng đồng.
Trong những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Hướng Hóa, huyện đã đề ra nhiều quyết sách, lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đến nay cơ bản khơng cịn hộ đói, giải quyết được hàng nghìn hộ thốt nghèo, tìm kiếm và giải quyết việc làm cho rất nhiều người nghèo, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toan xã hội trên địa bàn được giữ vững.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì kết quả giảm nghèo của huyện vẫn còn một số tồn tại như: kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng
có nguy cơ tái nghèo cao, ý thức vươn lên làm giàu, chủ động ĐGN của một bộ phận người dân chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo cịn cao. Tình trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề gay gắt, tình hình an ninh, trật tự vùng nông thôn diễn biến ngày càng phức tạp nhất là trong thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên người DTTS có chiều hướng gia tăng.
Qua phân tích nội dung như đã trình bày, chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về công tác giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu và làm rõ một số quan niệm về nghèo, các chuẩn nghèo chung của thế giới và chuẩn nghèo riêng tại Việt Nam qua từng giai đoạn; tính tất yếu phải giải quyết được cơng tác giảm nghèo cũng như nguyên nhân dẫn đến nghèo. Tìm hiểu được kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới, một số địa phương tỉnh, thành trong nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
Thứ hai: hái quát một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng
Hóa từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
Thứ ba: Đi sâu phân tích thực trạng công tác giảm nghèo của huyện trong thời
gian qua, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo cũng như đánh giá những thành tựu đạt được và rút ra nguyên nhân để đạt được những thành tựu đó. Đồng thời phân tích để tìm ra những tồn tại hạn chế từ đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả cơng tác giảm nghèo trong thời gian tới.
Thứ tư: Đưa ra những hệ thống giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi cao
nhằm giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơng tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, góp phần hịa chung với cả nước trong cơng cuộc thực hiện cơng tác giảm nghèo, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định an
ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Do giảm nghèo là một vấn đề mang tính tổng hợp, rộng lớn và phức tạp; có liên quan đến nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, vì vậy các giải pháp đề cập trong luận văn này có thể chưa đầy đủ mà chỉ là những giải pháp cơ bản; song nếu những giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ cùng với sự
nỗ lực của các cấp, các ngành chính quyền địa phương, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo thì việc giảm nghèo sẽ mang lại hiệu quả cao.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Chính phủ, Ban chỉ đạo giảm nghèo trung ương
Cần có biện pháp chặt chẽ quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu chính quyền địa phương để chính sách hỗ trợ cho người nghèo thật sự có hiệu quả, khơng để số tiền từ Trung ương rót xuống địa phương bị thất thốt và sử dụng khơng đúng mục đích.
Qui định thời gian thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, như hỗ trợ nhiều hơn về nguồn vốn cũng như kỹ thuật để sau khoảng thời gian đó họ có thể vượt nghèo hoặc ít nhất là thu nhập họ sẽ cao hơn trước khi thực hiện chính sách đó. Sau thời gian trên nếu chưa thể thốt nghèo thì họ phải chịu các suy xét khắc khe hơn để được hỗ trợ.
2.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị
Điều tra, đánh giá hiệu quả việc thực thi các chính sách, giảm mạnh cơ chế cho khơng đồng thời hỗ trợ cơ chế cho vay để đầu tư các cơng trình thiết yếu; cải thiện mơi trường đầu tư sản xuất kinh doanh, tập trung khai thác tiềm năng lợi thế trong từng lĩnh vực, khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vào vùng, tập trung đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế và xuất khẩu lao động; Triển khai có hiệu quả hai Chương trình Mục tiêu Quốc gia: Giảm nghèo và Nơng thơn mới, tái cơ cấu nông thôn, nông nghiệp, tập trung tích tụ đất để phát triển sản xuất và các mơ hình liên hợp tác xã kiểu mới; Tập trung đào tạo bền vững nguồn nhân lực; Khuyến khích, ưu đãi, thu hút doanh nghiệp đầu tư nhằm thu hút lao động, tạo việc làm cho người lao động.
2.3. Đối với các cấp chính quyền huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Phát hiện, xây dựng và nhân rộng mơ hình giảm nghèo có hiệu quả, phù hợp với địa phương, có sự tham gia trực tiếp của chính người nghèo; khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề và tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người nghèo.
Tập trung đẩy lùi lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí, coi đó là “chìa khóa” để giảm nghèo. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo và trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo ở các cấp cơ sở.
Các chương trình dự án khơng nên chỉ đầu tư mơ hình ở quy mơ xã mà phải thực hiện tại từng thôn, bản. Tập trung vào các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới, hải đảo vùng dân tộc ít người và các đối tượng khó khăn nhất, đặc biệt ưu tiên phụ nữ và trẻ em nghèo.
Phải kiên quyết chống bệnh hình thức và bệnh thành tích trong cơng tác giảm nghèo; giảm nghèo phải đi liền với tiết kiệm, chống lãng phí.
Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo trong các cấp, ngành; khơi dậy ý chí, quyết tâm vượt nghèo vươn lên làm giàu của người dân; chú trọng kiện toàn về tổ chức và tăng cường cán bộ có năng lực, nhiệt huyết cho cơng tác giảm nghèo; có chính sách, cơ chế khuyến khích, mang tính đột phá áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ thích hợp đến các xã nghèo, người nghèo.
Hoàn thiện về cơ chế lồng ghép các chương trình dự án, chính sách xã hội ở nơng thôn. Trợ giúp nhằm vào mục tiêu là những người nghèo thực sự nghèo, có nguyện vọng sản xuất chứ không trợ giúp đại trà.
ết hợp nhiều biện pháp và đẩy mạnh công tác dạy tiếng phổ thông cho người dân tộc bởi vì chúng ta khơng thể chỉ sử dụng ngơn ngữ của người dân tộc thiểu số để tuyên truyền cho người dân được (vì đó là ngơn ngữ nói, khơng có chữ viết). Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu là bước đi có tính định hướng cho mọi cơng tác tư tưởng khác.
Tiếp tục ưu tiên xây dựng hệ thống hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Ðồng thời cần tập trung triển khai các dự án giảm nghèo, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc, thu hẹp dần khoảng cách thu nhập giữa các dân tộc, giữa các vùng. Thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngồi (FDI) đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những thơn, bản có điều kiện thuận lợi, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho con em là hộ nghèo .
Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác thông tin trên mạng internet cho người dân, nhằm giúp cho người dân tiếp cận được các thông tin về kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, định hướng sản xuất, kinh doanh, giá cả thị trường và đầu ra cho hàng hóa giúp ngời nghèo yên tâm sản xuất kinh doanh.
2.4. Đối với hộ nghèo
Điều kiện tiên quyết để cơng cuộc giảm nghèo thành cơng chính là sự nỗ lực từ chính bản thân mỗi người nghèo, do vậy các hộ nghèo cần phải: óa bỏ mặc cảm tự ti, nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong cơng tác giảm nghèo, tránh hiện tượng trông chờ và ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; tích cực, thường xuyên học hỏi và mạnh dạn áp dụng các mơ hình mới trong sản xuất, quyết tâm vươn lên vượt qua nghèo khó./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt nam (2011), “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt nam (2016), “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
3. Hà Quế Lâm (2002), “Xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS ở nước ta hiện nay -
thực trạng và giải pháp”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. PGS.TS. Phạm Hảo (chủ biên) (2008), “Kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung,
Tây nguyên những năm đầu thế kỷ XXI - Thực trạng và xu hướng phát triển”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, (2011)“Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện
nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, đăng trên báo inh tế và Phát triển.
6. Nguyễn Đăng Bình (2011), “Tác động của đầu tư ngoài nhà nước đối với
giảm nghèo tại Việt Nam”, Tạp chí Thơng tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Hà
Nội.
7. Lê Duy Đồng; Bùi Sỹ Lợi (2011), “Định hướng về chính sách phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011-2020”, NXB Lao Động.
8. Tạp chí Cộng sản - Bộ Lao động Thương binh và ã hội - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Hội thảo “Mười năm thực hiện chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam: Thành quả - cơ hội - thách thức”,
Hà Nội ngày 28 tháng 6 năm 2013.
9. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Nghị quyết 80/NQ-CP “ Về định hướng giảm
nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020”, Hà nội ngày 19/5/2011.
10. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1200/QĐ-TTg, về việc phê
duyệt khung kế hoạch triển khai Nghị quyết 80/NQ-CP “Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội ngày 31/8/2012.
11. Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.
12. Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
13. Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững, thời kỳ từ năm 2011 đến 2020.
14. Quyết định 1772/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
15. Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dựng cho giai đoạn 2016 - 2020.
16. Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
17. Quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2020”.
18. Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về ban hành phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.
19. Quyết định 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp và điển hình.
20. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Chỉ thị số 07/CT-BTV ngày 22/06/2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020.
21. UBND tỉnh Quảng Trị, Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2020.
22. UBND huyện Hướng Hóa, Chương Trình hành động của UBND huyện thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 về phát triển Kinh tế - ã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
23. Kế hoạch 341/KH-UBND ngày 07/09/2017 của UBND Huyện Hướng Hóa, hướng dẫn thực hiện Nghị Quyết 52/NQ-CP ngày 15/06/2016 của Chính phủ.
24. UBND huyện Hướng Hóa (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020,huyện Hướng Hóa.
25. UBND huyện Hướng Hóa (2016), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời
kỳ 2016 -2020, huyện Hướng Hóa.
26. UBND huyện Hướng Hóa (2015, 2016, 2017), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội, huyện Hướng Hóa.
27. Huyện ủy Hướng Hóa (2016), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo, giai đoạn 2016 - 2020, Hướng Hóa.
38. UBND huyện Hướng Hóa (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả thực hiện Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện Hướng Hóa.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC I. PHIẾU ĐIỀU TRA
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA HỘ
Chào Ơng/Bà, để có những thơng tin cung cấp cho các nhà quản lý địa phương, chúng tôi đang tiến hành điều tra và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giảm nghèo tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Vì vậy, tính chính xác của ơng/bà