Phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 88 - 89)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

3.4.7.Phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.7.Phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng

rừng

Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất ở huyện Hướng Hóa, nhận thấy rằng phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn là hướng đi có nhiều triển vọng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển ở vùng nơng thơn.

Với tiềm năng và thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn sẽ là một trong những giải pháp góp phần giảm nghèo vững chắc. Đây là một trong những giải pháp để giúp hộ nghèo phát triển kinh tế hàng hóa, là một trong những điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Để phát triển kinh tế nơng hộ, kinh tế vườn có hiệu quả cần phải nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng mơ hình làm ăn mới có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, hạn tầng, tập quán của từng vùng nhằm giúp người nghèophát triển sản xuất, tiếp cận đầy đủ với các nguồn vốn tín dụng và dịch vụ sản xuất. Nâng cao ý thức, kiến thức và kỹ năng về sản xuất hàng hóa và phát triển các nghành nghề phi nông nghiệp cho người dân; tổ chức lại mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm đến thôn, bản; phát triển kinh tế theo hướng hiện đại nhằm giúp hộ nghèo thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, góp phần từng bước hòa nhập vào kinh tế thị trường.

Thực hiện tốt công tác giao đất rừng cho hộ nghèo, người dân tộc thiểu số kinh doanh theo kiểu vườn rẩy, vườn ở ngồi thơn bản để đồng bào có thể trồng lúa khơ, khoai sắn, ngô, cây công nghiệp. Phát huy về lợi thế đất đai, đưa nông nghiệp từng bước phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tổng hợp nghề rừng, tổ chức và khai thác tốt diện tích rừng hiện có, bảo đảm yêu cầu tái sinh rừng, bảo vệ mơi trường, nâng diện tích độ che phủ rừng.

Việc giao đất rừng cho nông hộ đã đem lại hiệu quả, phát triển hàng hóa, nhiều nơng hộ đã trở thành giàu có, góp phần vào việc nuôi rừng, giữ rừng, bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế nông hộ gắn với việc giao đất khốn rừng cho nơng hộ là sự kết hợp giữa lao động với đất đây là một trong những giải pháp quan trọng vừa giảm áp lực về đất sản xuất, vừa tạo điều kiện cho người dân gắn bó với rừng, tạo cơng ăn việc làm, thốt nghèo một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 88 - 89)