Giải pháp nâng cao tiếp cận các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 87 - 88)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.5. Giải pháp nâng cao tiếp cận các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Các cấp, các nghành cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo nâng cao khả năng tiếp cận các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận dịch vụ thông tin như:

Thực hiện tốt việc cấp thẻ và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, đặc biệt ở tuyến y tế cấp xã nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khám chữa bệnh.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi về giáo dục đối với học sinh sinh viên là hộ nghèo. huyến khích động viên người nghèo tích cực đến trường học tập, nâng cao trình độ. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đào tạo, bồi dưỡng chuẩn giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Tập trung xây dựng các cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nước sinh hoạt phân tán để đảm bảo nguồn nước sạch cho hộ nghèo; vận động nhân dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của người dân về cách ăn, ở hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường để đảm bảo giữ gìn và nâng cao sức khỏe.

Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, cải tạo các trạm truyền thanh cơ sở, phát triển mạng viễn thông ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận các dịch vụ thông tin, sử dựng các thiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình, giúp họ hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với chính sách trợ giúp của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.

3.4.6. Giải pháp tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất cho nông dân

Phải khẳng định rằng, đây là khâu then chốt phải được trang bị trước khi giải quyết nguồn vốn vay đối với hộ nghèo; kiến thức khoa học kỹ thuật là rất quan trọng, song phải thích hợp, có tính khả thi cao để người nghèo sau khi tiếp thu phải vận dụng ngày được, vì vậy cần:

Tăng cường cán bộ kỹ thuật bồi dưỡng nghiệp vụ chăn nuôi, sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo. Đầu tư, mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển đổi các mơ hình sản xuất chăn nuôi cho hộ nghèo, các hộ mới thoát nghèo nhằm chống tái nghèo.

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi mùa vụ theo hướng phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu của từng địa phương, nhân rộng các mơ hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các làng nghề truyền thống, thực hiện sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đẩy mạnh các ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; tăng cường lai tạo, sử dụng giống cây trồng vật nuôi mới; cải tiến công cụ lao động, cơ giới hóa trong sản xuất nơng, lâm nghiệp.

Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, kinh tế vườn đồi, vườn rừng, nông lâm kết hợp.... Từng bước hình thành một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiện đại, sử dụng công nghệ cao, đem lại kinh tế cao.

Quan tâm đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; chú trọng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi là đặc sản bản địa, có giá trị hàng hóa và có hiệu quả cao. Đồng thời, phát triển có chọn lọc những tri thức bản địa nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)