PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Hướng Hố là huyện miền núi, vùng cao biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị;
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình
+ Phía Nam và Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào + Phía Đơng giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrơng.
Địa hình Hướng Hố rất đa dạng, núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sơng suối đều bắt nguồn từ núi cao. hí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22,9 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Tài ngun rừng và khống sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài.
Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau: Tiểu
vùng khí hậu Đơng Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đơng Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khơ nóng, nhiệt độ bình qn cả năm tương đối cao (24,9 độ C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn he Sanh), là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đơng và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ơn hồ trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh
Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ d- ưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn, cịn lại nằm ở phía Tây nam của huyện; là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hố là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.
Nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện Hướng Hóa có diện tích tự nhiên là 115.235,82 ha, các loại đất chia theo mục đích sử dụng bao gồm: Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 TT LOẠI ĐẤT Tổng số (Ha) Cơ cấu (%) Tổng số 115.235,82 100.0 I Đất nông nghiệp 92.240,71 80,05
II Đất phi nông nghiệp 4.647,4 4,03
III Đất chưa sử dụng 18.347,71 15,92
(Nguồn: Chi cục Thống kế huyện Hướng Hóa năm 2018)
Tại địa bàn huyện Hướng Hóa, đất nơng nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tồn huyện, có diện tích là 92.240,71 ha/115.235.82ha, chiếm 80,05% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.
Diện tích đất phi nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 4.647,4ha/ 115.235,82ha, chiếm 4,03% trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá lớn, 18.347,71ha/115.235,82ha, chiếm 15,92%, cần phải nghiên cứu, khai thác để phát huy thế mạnh, tránh tình trạng lãng phí quỹ đất.