Những thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 43)

5. Kết cấu luận văn

2.4.1. Những thuận lợi

Nhìn chung thời gian qua, sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện Hướng Hóa đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu đã đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt 100% so với kế hoạch, cao hơn so với thời kỳ 2010 - 2015 là 85%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh phát triển; năng lực sản xuất công ngiệp được mở rộng; nhiều công trình công nghiệp quan trọng được triển khai và hoàn thành, tạo động lực mới cho nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; từng bước hình thành các vùng chuyên canh cà phê (xã Hướng Phùng); Cao su (xã Dơi); Chuối (các xã: Tân Long, Thuận, Thanh) và tiêu, câu ăn quả với quy mô tập trung; kinh tế lâm nghiệp được chú trọng phát triển; năng xuất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp được nâng cao, đặc biệt đã hình thành trung tâm thu mua chuối lớn tại xã Tân Long. Kế cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường; hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện hơn; đầu tư cho thủy lợi, cấp nước sạch

được chú trọng; hạ tầng đô thị toàn huyện được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo diện mạo mới khang trang, hiện đại hơn; hạ tầng khu kinh tế Thương mại Lao Bảo được đầu tư dần hoàn thiện, Hành lang kinh tế Đông - Tây được phát huy tạo điều kiện cho thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ tạo triển vọng phát triển mới cho nền kinh tế huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.

Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh Quảng Trị, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như: Cao su, cà phê, cây ăn quả với quy mô tập, Hướng Hóa còn có diện tích rừng lớn và diện tích đồi núi trọc chưa sử dụng còn nhiều, đây là tiềm năng lớn có thể đưa vào khai thác đưa vào phát triển nông, lâm nghiệp và các nghành kinh tế khác, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh rộng lớn, các thác nước, sông, hồ, các đèo, hang động là những điểm tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn, có các bản làng của đồng bào Vân iều, Pa Cô còn lưu giữ nhiều nếp sống, truyền thống văn hóa đặc sắc, có nghề dệt Zèng, nấu rượu và các món ăn truyền thống nổi tiếng. Trên địa bàn huyện có nhiều nhà máy điện đang hoạt động như: công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị trên sông Rào Quán giá trị đầu tư trên 2000 tỷ đồng đã hoàn thành cung cấp điện cho Quảng Trị và hoà vào mạng lới điện Quốc gia với công suất 64MW. Ngoài ra, công trình thuỷ điện Hạ Rào Quán và thuỷ điện La La, đặc biệt là công trình điện gió tại xã Hướng Linh có tổng mức đầu tư 14.000 tỷ, vừa đưa vào hoạt động đây là công trình điện gió đầu tiên của Quảng Trị và của Bắc miền Trung với công suất 30 MW tạo điều kiện phát triển điện lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của bà con tại huyện.

Đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa có truyền thông cách mạng, đoàn kết, một lòng đi theo Đảng; anh hùng trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; có đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết với quê hương, Hướng Hóa còn được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ Trung ương và địa phương. Các chương trình, dự án ưu

tiên vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới và các Chương trình mục tiêu quốc gia được Trung ương, tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, đó là nguồn lực to lớn để Hướng Hóa tiếp tục phát triển trong tương lai, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay.

2.4.2. Khó khăn, hạn chếvà nguyên nhân

2.4.2.1. Những khó khăn, hạn chế

Kinh tế có bước tăng trưởng nhưng còn chậm và thiếu bền vững chưa tương xứng với thế mạnh và lợi thế của địa phương, chuyển dịch cơ cấu tuy đúng hướng nhưng chưa đạt mực tiêu đề ra, một số mặt hàng nông sản chủ lực của huyện còn phụ thuộc vào thị trường trong nước và nước ngoài nên giá cả không ổn định. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, năng lực phát triển sản xuất còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao. Tỷ lệ lao động trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn thấp, chất lượng và tay nghề lao động còn nhiều bất cập, chủ yếu là lực lượng bên ngoài huyện. Nguồn thu ngân sách chủ yếu từ nguồn thu cấp trên, thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chưa ổn định, nên việc chi cho phát triển thấp và thiếu chủ động. Công tác quy hoạch chưa cụ thể nên công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý đất đai ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, bất cập. Nền kinh tế tuy có sự phát triển nhưng chưa bền vững, quy mô, tiềm lực nền kinh tế còn nhỏ bé, trình độ phát triển thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu ổn định, phương thức canh tác, thâm canh trong nông nghiệp còn lạc hậu, chậm đổi mới, công nghiệp đang trong quá trình xây dựng; thương mại, du lịch chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh. Mức chênh lệch về thu nhập của người dân trong huyện so với bình quân chung toàn tỉnh còn khá cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao; nguy cơ bị tụt hậu vẫn rất lớn, đây đang là khó khăn, thách thức lớn đối với Hướng Hóa trong những năm tới.

Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; tỷ lệ lao động được đào tạo thấp, năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - H và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Trình độ dân trí thấp, chuyển biến nhận thức chậm, vẫn còn tư tương trông chờ, ỷ lại của một bộ phận nhân dân. Đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; mặc dù đã được quan tâm và ưu tiên các nguồn lực

đầu tư nhưng điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học còn thiếu, chưa đồng bộ; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, chưa đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra; mặc dù đã được quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo nhưng công tác hành chính chuyên môn tại một số xã, thị trấn giải quyết còn quá chậm, lúng túng, thủ tục hồ chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2.4.2.2. Nguyên nhân những khó khăn hạn chế

Nguyên nhân khách quan: Tình hình chung của cả nước và tỉnh có nhiều khó khăn, nguồn đầu tư công và các chính sách đầu tư ngân sách Trung ương và tỉnh giảm, nhiều chính sách mới của Nhà nước ban hành, việc tiếp cận và tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động cầm chừng, chưa mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nên hiệu quả thấp.

Lĩnh vực nông nghiệp do ảnh hưởng của giá cả thị trường liên tục sụt giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ chăn nuôi, trồng trọt và nhất là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh vẫn xảy ra đa ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện.

Nguyên nhân chủ quan

Công tác dự báo chưa sát với thực tiễn, những thế mạnh nội lực chưa được phát huy, tiềm năng đất, lao động chưa sử dụng hết và hiệu quả chưa cao, đặc biệt là thế mạnh khu thương mại đặc biệt Lao Bảo; kinh tế còn phụ thuộc vào tiềm lực bên ngoài, chênh lệch giữa các vùng còn lớn; kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ sản xuất thâm canh tăng năng xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa cao, kinh tế trang trại chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng. Tập quán sản xuất lạc hậu vẫn còn tồn tại, chưa sử dụng hết tiềm năng của lực lượng lao động tại chỗ; chất lượng nguồn lực lao động thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ít, tay nghề lao động chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động về việc làm. Công tác quản lý địa bàn, quản lý quy hoạch, đất đai, giải phóng mặt bằng tại một số địa phương thiếu chặt chẽ, xử lý thiếu kịp thời để xảy ra tình trạng chấp, khiếu kiện.

Đội ngũ công chức cấp xã một số xã vùng sâu vùng xa còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; việc bố trí, sắp xếp công chức cấp xã còn chưa hợp lý, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc được giao và thực hiện các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững chưa đạt như kỳ vọng.

2.5. Thực trạng và những nguyên nhân liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016-2017 địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016-2017

2.5.1. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 - 2017 2016 - 2017

2.5.1.1. Kết quả kiện toàn hệ thống Ban chỉđạo giảm nghèo ở các cấp

Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và 22 xã, thị trấn hoàn thành việc kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020, sát thực với tình hình của địa phương.

2.5.1.2. Thực trạng nghèo theo chuẩn cũ và chuẩn mới năm 2016 ở huyện Hướng

Hóa, tỉnh Quảng Trị

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có 02 thị trấn (thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo), 15 xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (gọi tắt là xã đặc biệt khó khăn) gồm xã Thuận, Thanh, ing, Túc, y, Dơi, Ba Tầng, Hướng Lộc, Húc, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập, 05 xã còn lại có điều kiện kinh tế xã hội không khó khăn (gọi tắt là xã không khó khăn) gồm xã Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành.

Bảng 2.3: Số hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo cũ năm 2016 TT Xã, thị trấn

Số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu năm 2016 Dân số (tổng số hộ) Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ% Số hộ Tỷ lệ% A B 1 2 3=2/1*100 4 5=4/*100 1 TT Lao Bảo 2.418 84 3,47 103 4,26 2 TT Khe Sanh 2.867 133 4,64 245 8,54 3 ã Tân Liên 1.004 33 3,29 50 4,98 4 Tân Lập 1.036 81 7,82 61 5,89 5 Tân Long 1.017 29 2,85 46 4,52 6 Tân Thành 921 60 6,51 31 3,37 7 Tân Hợp 1.191 39 3,27 34 2,85 8 Thuận 649 69 10,63 42 6,47 9 Thanh 641 210 32,76 55 8,58 10 A Xing 487 161 33,06 121 24,84 11 Túc 497 153 30,78 106 21,32 12 Xy 354 136 38,42 62 17,5 13 Dơi 609 145 23,80 152 24,96 14 Ba Tầng 674 255 37,83 229 33,98 15 Hướng Lộc 517 171 33,08 76 14,70 16 Húc 680 312 45,88 108 15,88 17 Hướng Tân 693 233 33,62 38 5,48 18 Hướng Linh 446 211 47,31 17 3,81 19 Hướng Phùng 1.590 279 17,55 146 9,18 20 Hướng Sơn 458 153 33,41 134 29,26 21 Hướng Việt 293 90 30,72 70 23,89 22 Hướng Lập 311 101 32,48 70 22,50 Tổng cộng 19.353 3.138 16,21 1.996 10,31

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa năm 2016)

Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn cũ (theo 01 mức thu nhập bằng tiền cố định) đầu năm 2016 của huyện Hướng Hóa là 3.138 hộ, tỷ lệ 16,21% tổng số hộ toàn huyện; hộ cận nghèo 1.996 hộ, tỷ lệ 10,31% tổng số hộ toàn huyện.

Thực hiện quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn

2016- 2020, thực trạng về hộ nghèo, cận nghèo đầu năm 2016 của huyện Hướng Hóa cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Bảng số liệu hộnghèo, hộ cận nghèo huyện Hướng Hóa năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng từ 01/01/2016 TT Xã, thị trấn

Số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu năm 2016 Dân số (tổng số hộ) Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ% Số hộ Tỷ lệ% A B 1 2 3=2/1*100 4 5=4/*100 1 Lao Bảo 2.418 238 9,84 60 2,48 2 Khe Sanh 2.867 339 11,82 282 9,84 3 Tân Hợp 1.191 48 4,03 51 4,28 4 Tân Liên 1.004 55 5,48 73 7,27 5 Tân Lập 1.036 115 11,10 55 5,31 6 Tân Long 1.017 91 8,95 24 2,36 7 Tân Thành 921 162 17,59 6 0,65 8 Thuận 649 254 39,14 25 3,85 9 Thanh 641 523 81,59 18 2,81 10 A Xing 487 369 75,77 15 3,08 11 Túc 497 362 72,84 35 7,04 12 Xy 354 250 70,62 32 9,04 13 Dơi 609 378 62,07 106 17,41 14 Ba Tầng 674 546 81,01 34 5,04 15 Hướng Lộc 517 411 79,50 5 0,97 16 Húc 680 478 70,29 36 5,29 17 Hướng Tân 693 383 55,27 9 1,30 18 Hướng Linh 446 306 68,61 42 9,42 19 Hướng Phùng 1.590 572 35,97 46 2,89 20 Hướng Sơn 458 332 72,49 29 6,33 21 Hướng Việt 293 219 74,74 28 9,56 22 Hướng Lập 311 264 84,89 11 3,54 Tổngcộng 19.353 6.695 34,59 1.022 5,28

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa năm 2016)

Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo ta thấy, tổng số hộ (số liệu thời điểm 01/01/2016) trên địa bàn huyện Hướng Hóa đầu năm 2016 là 19.353 hộ; trong đó số hộ nghèo 6.695 hộ, chiếm 34,59% hộ trên toàn huyện; số hộ cận nghèo 1.022 hộ,

chiếm tỷ lệ 5,28% tổng số hộ. Số lượng hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới năm 2016 có biến động lớn so với tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn cũ năm 2015; trong đó số hộ nghèo theo chuẩn mới tăng 3.557 hộ nghèo so với chuẩn cũ, tương ứng tỷ lệ 16,21% tăng lên 34,59%; số hộ cận nghèo theo chuẩn mới giảm 974 hộ so với hộ cận nghèo theo chuẩn cũ, tương ứng giảm tỷ lệ từ 10,31% xuống còn 5,28%. Sự chênh lệch hộ nghèo tăng và hộ cận nghèo giảm giữa chuẩn mới so với chuẩn cũ bởi Tiêu chí đánh giá chuẩn hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, quy định: Khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. hu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo tại khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 43)