Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 33 - 40)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. hái niệm, chính sách giảm nghèo

1.2.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm

1.2.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương Tỉnh Hải Dương

Giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo hoặc nghèo phát sinh, khắc phục chênh lệch mức sống giữa các khu vực, địa phương vừa là mục tiêu, vừa là chiến lược lâu dài, nâng cao đời sống nhân dân, đây là cơng việc khó khăn, gian nan, địi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ của Đảng, chính quyền và nhân dân trong q trình thực hiện. Từ q trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tỉnh Hải Dương đúc rút một số bài học kinh nghiệm bước đầu:

Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính

quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh và các huyện cần phải điều tra, khảo sát sâu sắc tình hình cụ thể từng địa bàn, rà sốt từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng để đưa ra những mơ hình giảm nghèo hiệu quả.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện

chính sách giảm nghèo của địa phương. Công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, cách thức, bao phủ rộng thì chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng. Một trong những kinh nghiệm hiệu quả của Hải Dương là sử dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, vận động một cách sâu rộng đến người dân. Hình thức tuyên truyền: qua đài phát thanh, truyền hình; qua báo chí; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp thôn, làng...

Ba là, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tốt chính sách an sinh

xã hội, tăng trưởng kinh tế ổn định là sơ sở, tiền đề nguồn lực cho giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh chính sách giải quyết việc làm cho người dân nghèo; hỗ trợ việc mua bảo hiểm y tế cho người dân nghèo; trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro.

Bốn là, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực

hiện giảm nghèo về hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện; huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính); xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ

cán bộ làm công tác giảm nghèo, kinh nghiệm về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững.

Năm là, phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của những đối

tượng thuộc hộ nghèo. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng, đóng vai trị là chủ thể của chính sách giảm nghèo bền vững, tỉnh cần tuyên truyền giáo dục và có biện pháp hữu hiệu để mỗi hộ nghèo thấy được trách nhiệm trong việc giảm nghèo; tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước và xã hội.

Phú Thọ

ác định nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quyết định, cần được ưu tiên và bố trí kịp thời nguồn lực để thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo, ưu tiên cho các địa bàn nghèo; đồng thời có cơ chế để huy động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và chính bản thân hộ nghèo trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo; các chính sách và nguồn lực phải được công khai,

minh bạch, hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả.

Trên cơ sở các chính sách và Chương trình giảm nghèo bền vững, các địa

phương xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Thực tế cho thấy địa phương nào, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, có sự phối hợp chặt chẽ với y ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức đồn thể chính trị ở địa phương, thực hiện phân cấp, mở rộng sự tham gia của người dân thì nơi đó, giảm nghèo đạt kết quả cao và ngược lại.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách; thơng qua đó để hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời. Thường xuyên tổ chức đa dạng, phù hợp các hình thức truyền thơng về giảm nghèo để tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và nhà nước đối với người nghèo; kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra trong cả hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, khơng được chủ quan nóng vội, chạy theo thành tích; khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản

thân người nghèo. Huy động tối đa nguồn lực nhà nước, nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và chính bản thân hộ nghèo, tập trung ưu tiên và bố trí kịp thời để thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo, ưu tiên cho các địa bàn nghèo.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình thực hiện ở các địa, phát hiện bất cập, hạn chế trong tổ chức thực hiện của địa phương để có giải pháp chỉ đạo kịp thời. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách; thơng qua đó để hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Phát triển các hình thức giáo dục phổ cập về nghề nghiệp cho những người trong diện đói nghèo, huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngồi thực hiện các dự án về giáo dục, y tế, xã hội.

Huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Để cơng tác giảm nghèo đạt hiệu quả, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương rà sốt, điều tra, xác định chính xác đối tượng thụ hưởng chính sách bảo đảm tính minh bạch, đúng quy định, đúng đối tượng, từ đó hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất nhằm khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng... cùng với đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn cách sản xuất, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ để người dân áp dụng vào phát triển kinh tế nhằm xóa nghèo nhanh và bền vững; công tác giảm nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân nói chung và của chính người nghèo nói riêng từng bước được nâng lên, ý thức vươn lên thoát nghèo của người nghèo được thay đổi. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm và có xu hướng bền vững hơn. Sau khi tổng điều tra, rà soát theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều, đầu năm 2016, tồn huyện có 3.817 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 35,46%, đến cuối năm 2017, tồn huyện cịn 2.516 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 22,83%; còn 3.247 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 29,46%. Như vậy, trong hai năm giảm

được 1.301 hộ nghèo, tương đương 12,63%, bình quân mỗi năm giảm 6,32%, đạt 114,9% kế hoạch. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp giảm dần, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng; tỷ trọng lao động trong các ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Cùng với việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, đời sống nhân dân cũng dần được cải thiện rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người từ 14 triệu đồng (đầu năm 2016) năm 2018 ước đạt 25 triệu đồng/người, đạt 100,4% kế hoạch.

Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Để thoát khỏi huyện nghèo, những năm qua, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Cam Lộ đã thực hiệu nhiều giải pháp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong cơng tác giảm nghèo, huyện ưu tiên nguồn vốn cho phát triển sản xuất, xây dựng các cơng trình thủy lợi, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, rồi đến các hạng mục khác, nhờ đó đến nay, bộ mặt nhiều xã nghèo, xã khó khăn đã thay đổi, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Là địa phương 90% sản xuất nông nghiệp, nên trong q trình thực hiện cơng tác giảm nghèo, huyện Cam Lộ đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào, 100% hộ nghèo trên địa bàn được vay vốn phát triển sản xuất và chăn ni, trong đó Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ đã cho hàng ngàn lượt hộ nghèo vay hàng chục tỷ đồng; ngồi ra, huyện cịn thực hiện các phương án đẩy mạnh, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất cây trồng và vật nuôi, đảm bảo cơ cấu giống và mùa vụ gắn liền với thâm canh tăng vụ, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích; hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, mở các lớp tập huấn, tăng cường cơng tác phịng trừ dịch bệnh và phòng chống rét cho vật ni. Vì vậy, sản xuất nơng - lâm nghiệp của huyện đã đạt kết quả đáng ghi nhận.

Trong công tác khuyến nông, huyện đã đưa vào trồng các loại cây, con giống phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng một số địa phương. Nên trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều vùng sản xuất chun canh nơng sản hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao, doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Ban chỉ đạo thực hiện Mục tiêu quốc gia giảm nghèo của huyện luôn tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện cơng tác giảm nghèo, có chính sách khen thưởng, động viên các đơn vị, cá nhân có cách làm hay, chủ động sáng tạo trong công tác giảm nghèo để nhân rộng.

1.2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với cơng tác giảm nghèo tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Phải thường xuyên nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo, xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh, chỉ đạo. Các cấp uỷ, UBND xã, thị trấn xây dựng thành chương trình hành động cụ thể, sát thực của từng địa phương, vận động nhân dân nêu cao ý chí thốt nghèo, khơng cam chịu đói nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, coi việc giảm nghèo khơng chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và tồn xã hội.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, kết hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Phát huy nội lực, tự vươn lên của từng hộ nghèo, xoá bỏ mặc cảm, tư tưởng trông chờ ỷ lại và thay đổi tập quán còn lạc hậu, để tự giảm nghèo cho gia đình mình là "bí quyết" thành công hàng đầu.

Tạo môi trường thuận lợi, tác động vốn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ nghèo, kết hợp trợ giúp về khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo. Hỗ trợ các chính sách ưu đãi cho hộ nghèo về y tế, giáo dục... chú trọng việc chuyển giao kỹ thuật về khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư, để người dân phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo từ đất đai và cây trồng, vật nuôi của mình là một giải pháp quan trọng và mang tính bền vững.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bảng 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 33 - 40)