CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Tình hình về mức độ hiểu biết của phụ nữ về Luật phòng,chống bạo lực
lực gia đình tại Thị trấn Kỳ Sơn.
2.2.1. Một số cách hiểu về BLGĐ
Từ kết quả thảo luận nhóm cho thấy những ý kiến khác nhau về bạo lực gia đình. Có một số ý kiến cho rằng việc xơ xát bình thường chưa được coi là bạo lực gia đình, những hành vi đánh đập, gây thương tích nặng mới được coi là bạo lực.
“Cãi nhau thì đã là bạo lực chưa? Cãi nhau thì nhà nào chẳng có, nếu nói cãi nhau là bạo lực thì ngày nào cũng bị bạo lực à?” ...“...Đấy là cãi vã nhau thường ngay thôi. Chưa thể gọi là bạo lực, bạo lực là phải đánh đập gây thương tích nặng, đưa ra tịa giải quyết mới là bạo lực gia đình”.
“ Phải là đánh nhau gây thương tích mới là bạo lực gia đình được, cịn tát một cái thì mai lại bình thường, vơ tư.
(TLN, nữ, 47t, Nhóm phụ nữ)
“ BLGĐ là đánh đấm, đá, gây tổn hại sức khỏe đến người khác và xảy ra giữa những người trong gia đình” ...“...BLGĐ là hành vi gây tổn hại đến người khác, có thể là tinh thần hoặc thể chất gây tổn hại đến thân thể của các thành viên khác trong gia đình, mắng chửi cũng là bạo lực nhưng mức độ như thế nào thì mới coi là bạo lực được”.
(TLN, nữ, 30t, Nhóm phụ nữ) “Nhìn chung BLGĐ có thể nhìn thấy hoặc khơng nhìn thấy, có các dạng là bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục nhưng bạo lực tình dục thì khó nhận biết”
(TLN, nữ, 35t, Nhóm phụ nữ).
Cũng có phụ nữ khơng biết thế nào là bạo lực gia đình.
“Có nghe đến nhưng nghĩ chắc là đánh nhau trong gia đình là bạo lực”
(TLN, nữ, 52t, Nhóm phụ nữ).
Đa phần những người tham gia thảo luâ ̣n nhóm cũng đều có chung quan điểm: bạo lực gia đình là bạo lực giữa chồng và vợ, bạo lực gia đình xuất phát từ những mâu thuẫn trong gia đình khơng giải quyết được.
“Rượu chè về rồi đánh vợ con. Cãi chửi nhau trong gia đình. Chửi vợ, mắng con là bạo lực gia đình.”
(TLN,nữ, 29t, Nhóm phụ nữ)
“Theo em nghĩ thì trước hết nó nằm trong phạm vi mợt gia đình . Có thể là từ thế hệ trước, trong gia đình có thể là vợ chồng với con cái, hay ông bà với con cái. Và bạo lực gia đình nó thể hiện mối quan hệ giữa mọi người trong gia đình có thẻ do mâu thuẫn hay do vấn đề gì đó trong gia đình khơng giải quyết được dẫn đến bạo lực gia đình”.
(TLN, nữ, 27t, Nhóm phụ nữ) Ngồi ra, một số người cũng đã đề cập đến các hình thức của bạo lực gia đình liên quan đến bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần. Bạo lực gia đình đã khơng
đơn thuần xảy ra giữa chồng và vợ mà còn đối với các thành viên khác trong gia đình.
“Theo tơi hiểu thì bạo lực gia đình là sự đánh đập và chửi mắng về mặt thể chất cũng như tinh thần của người chồng đối với người vợ hoặc của gia đình nhà chồng hoặc bố mẹ chồng đối với con cái hoặc đối với mọi người trong gia đình”.
(TLN, nữ, 36t, Nhóm phụ nữ)
“Trong bạo lực gia đình, thứ nhất là hành vi bạo lực đến thân thể, thể xác, thứ hai là về tinh thần. Trong tinh thần có rất nhiều cái nhỏ, như hàng ngày đay nghiến chửi bới, vợ con hoặc bố mẹ anh em, thứ hai là sống trong tình cảnh vợ chồng khơng quan tâm đến nhau. Mỗi người có một lối đi của riêng mình, khơng quan tâm đến gia đình của mình nữa. Đấy là bạo lực về tâm lý. Khơng quan tâm đến gia đình vợ con. Tìm đến các tệ nạn khác để gia đình tan nát, vợ con đau khổ. Ngồi ra có thể khơng đánh vợ con, khơng mắng chửi gì nhưng đồ đạc của nhà mình, đập phá rồi có thể ơm đi bán”.
(TLN, nữ, 29t, Nhóm phụ nữ) Một số phụ nữ đã từng nghe về luật bạo lực gia đình , nhưng la ̣i quên vì cho rằng không thiết thực:
“Tôi nghe trên ti vi tháng 7 rồi, tháng 7/2009 là luật nó ra rồi. Nhưng mà ở mình cũng thực hiện rồi đấy, phụ nữ cũng nói nhiều lần rồi đấy, xong là bng trơi. Những cái đấy nó khơng thiết thực vào mình lắm, cho nên khơng thể nhớ được. Nó khơng liên quan lắm. Nó khơng ln ln xảy ra, nên người ta lại quên”.
(TLN, nữ, 52t, Nhóm phụ nữ) Nhìn chung, Thị trấn Kỳ Sơn có 65% là người dân tộc thiểu số, với nền văn hóa Mường còn tồn tại nhiều yếu tố lạc hậu, những hủ tục tồn tại trong đời sống xã hội, ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân không dễ dàng loại bỏ ngay được, nên nhận thức về bạo lực gia đình cịn nhiều ý kiến trái chiều và hạn chế.
2.2.2. Sự nhận biết về các hành vi bạo lực gia đình
Nhận biết đúng về các hành vi bạo lực gia đình là điều quan trọng, vì người dân có hiểu biết đúng về bạo lực gia đình thì mới có khả năng phịng tránh và ngăn chặn bạo lực gia đình.
Bảng 2.1. Những hành vi đƣợc coi là bạo lực gia đình
Hành vi Số lƣợng Tỷ lệ %
Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới
tính mạng hoặc sức khỏe cho thành viên gia đình 87 82,9
Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình 80 76,2
Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên
gia đình 75 71,4
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về
tâm lý 70 66,7
Bạo lực liên quan tới tình dục 62 59,0
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
44 41,9
Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng các
thành viên trong gia đình 31 29,5
Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn 68 64,8
Bạo lực về kinh tế 77 73,3
Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp
của họ trái pháp luật 50 47,6
Khác 0 0
Kết qủa khảo sát về những hành vi được người phụ nữ coi là bạo lực gia đình cho thấy: Hiện nay, tại Thị trấn Kỳ Sơn người phụ nữ đã nhận biết được hầu hết các hành vi của vấn nạn bạo lực gia đình với sự lựa chọn chênh lệch tương đối. Trong đó, hành vi được lựa chọn nhiều nhất là “Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc sức khỏe cho thành viên gia đình” chiếm 82,9%. Thứ hai là hành vi “Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình” chiếm 76,2%. Thứ ba là “Bạo lực về kinh tế” chiếm 73,3%. Thứ tư là “Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình” chiếm 71,4%. Tiếp theo là hành vi “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý” chiếm 66,7%.
Lần lượt sau đó là các hành vi “Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn” chiếm 64,8%, “Bạo lực liên quan tới tình dục” chiếm 59,0%.
Các hành vi bạo lực gia đình ít lựa chọn nhất là “Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trái pháp luật” chiếm 47,6%, sau là hành vi “Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau” chiếm 41,9%,
cuối cùng là hành vi “Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng các thành viên trong gia đình” được ít lựa chọn nhất với 29,5%.
Tại Thị trấn Kỳ Sơn, đa phần người phụ nữ đều nhận biết được các hành vi nào được coi là bạo lực gia đình, tuy nhiên, trong suy nghĩ của người phụ nữ thường cho rằng chỉ những hành vi đánh đập gây thương tích nặng mới là bạo lực gia đình, cịn các hành vi khác chỉ mang tính chất xơ xát, xích mích nhỏ. Chính vì lệch lạc trong nhận thức của người phụ nữ, đã vơ tình gián tiếp che đậy và bao dung cho bạo lực gia đình.
2.2.3. Hiểu biết của người dân về Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Từ tháng 11/2007, Luật PCBLGĐ đã được triển khai và thực hiện, cho đến nay cũng là khoảng thời gian tương đối để người dân biết về luật này. Theo kết quả nghiên cứu, số người trả lời “ít biết” chiếm tỷ lệ lớn nhất là 52,4%. Tiếp theo là “chưa biết” chiếm 34,2%, “biết” chiếm 8,6%. Số người trả lời “biết rõ” chiếm tỷ lệ rất nhỏ 4,8%.
Với kết quả phỏng vấn sâu, cho thấy người dân không quan tâm đến luật, và khơng biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình.
“ Vấn đề này có xảy ra nhiều nhưng nghĩ đó là chuyện bình thường của các cặp vợ chồng chứ cũng khơng để ý có luật nào can thiệp hay không”.
(PVS, nữ, 45t, Phụ nữ bị bạo lực) Bên cạnh đó, những hạn chế về học vấn và gánh nặng cuộc sống mưu sinh cũng là nguyên nhân tác động đến sự hiểu biết của người phụ nữ về Luật PCBLGĐ.
“Tôi chỉ được học hết lớp 5, không ở trong diện mù chữ là vui lắm rồi, chứ nào được đọc sách báo nhiều đâu mà biết được tới luật này, luật kia”.
(PVS, nữ, 61t, Phụ nữ bị bạo lực)
“Con cái thì nheo nhóc, chồng thì lả lướt suốt ngày, chỉ mong đừng dở quẻ để mà lo được cơm ăn qua ngày thơi, chứ chả cịn đầu óc đâu mà nghĩ là có Luật gì nữa”.
(PVS, nữ, 31t, Phụ nữ bị bạo lực) Như vậy, tại Thị trấn Kỳ Sơn nhận thức của người phụ nữ về Luật PCBLGĐ còn nhiều hạn chế và chưa đúng đắn. Đây là một trong những nhân tố khiến cho tình hình BLGĐ tại địa phương ngày càng gia tăng. Vì vậy, cơng tác tun truyền
Luật Phịng chống BLGĐ nếu được triển khai tốt sẽ có tác dụng ngăn ngừa những hành vi tiêu cực xảy ra.