CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Một số giải pháp hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật Phòng,chống bạo
3.2.4. Nâng cao vai trò của Hội LHPN các cấp trong công tác hỗ trợ kiến thức cho
thức cho phụ nữ về luật phòng, chống bạo lực gia đình
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội; sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ được gắn liền sự phát triển bền vững của mỗi gia đình, vì thế xây dựng gia đình hạnh phúc là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, trong đó Hội phụ nữ là lực lượng nòng cốt trong việc tuyền truyền giáo dục gia đình. Đặc biệt hỗ trợ phụ nữ kiến thức phòng chống bạo lực gia đình nhằm xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp Hội phụ nữ trong nhiệm kỳ.
Phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã có nhiều nỗ lực trong tham mưu , chỉ đạo, thực hiện công tác gia đình và phòng , chống bạo lực gia đình . Hành vi bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, trẻ em là vi phạm pháp luật , vi phạm quyền con người, làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình và trái với đạo lý truyền thống văn hóa của dân tộc. Chính vì thế, các cấp Hội đã có nhiều giải pháp , trước hết đã tập trung , đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giáo dục cho hội viên, phụ nữ và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về các chủ trương , đường lối, chính sách , pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, qua các hoạt động tuyên truyền , truyền thông đã làm rõ một trong những nguyên nhân chính của bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng giới , là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” , từ đó giúp cho người dân , phụ nữ, người chồng, người vợ khắc phục những tồn tại, thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam : Không phân biệt địa vị , vai trò của phụ nữ với nam giới trong gia đình , luôn ta ̣o niềm tin vững chắc cho các thành viên trong gia đình , giúp các con , em tự tin , tích cực học tập , tránh xa hoặc từ chối , không sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp luâ ̣t…
Bên ca ̣nh đó, một giải pháp có tính thiết thực đến đời sống của chị em đó là các cấp Hội đã khai thác nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong và ngoài nước hỗ trợ cho các gia đình phụ nữ khó khăn, như: Vốn vay Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT , các dự án của các tổ chức phi chính phủ , Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo, công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho phu ̣ nữ ; tổ chứ c các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông , tuyên truyền về phòng , chống bạo lực gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình CLB gia đình hạnh phúc , CLB phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương , xây dựng mô hình “địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng ; phấn đấu thực hiê ̣n “Mỗi cơ sở Hội xếp loại xuất sắc xây dựng thêm được ít nhất 01 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”; phát huy lực lượng hội viên, cộng tác viên nòng cốt và
nhân dân trong việc phát hiện các hành vi bạo lực gia đình tại cộng đồng , kịp thời tư vấn, giải quyết mâu thuẫn, bạo lực gia đình; trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình…
Hội LHPN các cấp phối hơ ̣p với các ngành chức năng cùng cấp xây dựng kế hoạch, tham mưu cho cấp uỷ , chính quyền các cấp tạo điều kiện , hỗ trợ về mă ̣t kinh phí cho công tác phòng , chống bạo lực gia đình ở địa phương ; phối hợp kiểm tra , đánh giá tình hình thực hiện công tác phòng , chống bạo lực gia đình, xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Lồng ghép đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Đồng thời thực hiện tốt chế độ động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn; nêu các gương điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gương tiêu biểu về gia đình hạnh phúc; phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, các cấp Hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức; phối hợp chă ̣t chẽ với chính quyền và các ngành chức năng trong viê ̣c tổ chức thực hiê ̣n tốt Luật Phòng chống bạo lực gia đình; chủ động chỉ đạo các cơ sở Hội duy trì và xây dựng mới các mô hình sát với điều kiện thực tế của gia đình từng vùng, miền, nhằm góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
3.2.5. Xây dựng hệ thống ứng phó và y tế thôn bản
Thành lập nhóm ứng phó PCBLGĐ tại địa phương. Ban này là một cơ chế phối hợp liên ngành có chức năng đảm bảo sự phối hợp giữa cộng đồng với các ban ngành liên quan. Ban Chỉ đạo PCBLGĐ gồm khoảng 20 thành viên, trong đó gồm(1) Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân là Trưởng Ban Chỉ đạo PCBLGĐ, (2) đại diện của Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình làm Phó Trưởng ban, (3) lãnh đạo của các ban ngành liên quan như y tế, công an, tư pháp, dân số, văn hóa và giáo dục, và (4) lãnh đạo của các tổ chức đoàn thể như Hội LHPN, Hội Nông dân, và Đoàn TNCSHCM. Ban Chỉ đạo thường xuyên tổ chức họp định kỳ. “Quy chế làm việc” của Ban quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của Ban, phù hợp với trách
nhiệm của từng ngành được quy định trong Luật PCBLGĐ. Tất cả các thành viên của nhóm ứng phó, PCBLGĐ cần tham dự một hoặc nhiều khóa tập huấn về những chủ đề sau: nhạy cảm giới, BĐG, BLG/BLGĐ, pháp luật và chính sách liên quan đến BLGĐ, kỹ năng xác định và tư vấn cho các nạn nhân, kỹ năng tuyên truyền và giải quyết vấn đề, cũng như kỹ năng về cách thức thực hiện,giám sát và chỉ đạo các hoạt động/chương trình PCBLGĐ. Để nâng cao và duy trì năng lực quốc gia, các khóa tập huấn được tổ chức theo hai bước, trong đó khóa đào tạo giảng viên nguồn được tổ chức ở cấp tỉnh để xây dựng một nhóm các giảng viên nòng cốt, tiếp đó là các khóa tập huấn ở cấp thấp hơn.
Ở cấp huyện, bệnh viện tuyến huyện lập phòng tư vấn chỉ dành riêng cho việc giải quyết những trường hợp BLG/BLGĐ. Các chị em phụ nữ có thể được giới thiệu đến phòng tư vấn từ các bộ phận khác trong bệnh viện, các trạm y tế xã, hoặc ban chỉ đạo PCBLGĐ. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng có thể trực tiếp đến phòng tư vấn mà không cần qua giới thiệu. Các cán bộ tư vấn là những cán bộ nhân viên y tế ở các khoa khác nhau trong bệnh viện, thường làm kiêm nhiệm ở phòng tư vấn và tại khoa chuyên môn của họ. Một số người nhận làm việc tại phòng tư vấn là công việc định kỳ thường xuyên của họ. Tại phòng tư vấn, bệnh nhân được phổ biến kiến thức về BLG/BLGĐ, các quy định pháp luật hiện hành, các quyền được pháp luật quy định, và các dịch vụ hỗ trợ sẵn có dành cho họ và con cái họ; được cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe như SKSS, KHHGĐ và HIV/AIDS. Họ cũng có thể được giới thiệu đến các cơ quan khác như công an, tư pháp, hoặc Ban Chỉ đạo PCBLGĐ ở cấp huyện hoặc xã để tiếp nhận thêm sự hỗ trợ nếu cần thiết.Do vậy, phòng tư vấn có vai trò kết nối ngành y tế với hệ thống ứng phó trong cộng đồng.
Ở cấp thị trấn, các trạm y tế xã được hướng dẫn các bước tiến hành sàng lọc và ghi chép những trường hợp BLG/BLGĐ theo mẫu được xây dựng ở cấp huyện. Hệ thống sàng lọc và ghi chép dựa trên hai mẫu. Mẫu thứ nhất được sử dụng để sàng lọc tất cả chị em phụ nữ từ 15 tuổi trở lên khi đến trạm y tế hay bệnh viện. Mẫu này giúp thu thập những thông tin chung (như tên, ngày đến khám, tình trạng hôn nhân, lý do đến khám, và đã từng là nạn nhân của BLGD, lạm dụng trẻ em hay cưỡng dâm chưa). Mẫu thứ hai được sử dụng để thu thập thêm thông tin cụ thể về
bạo lực nếu câu trả lời đối với bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bạo lực trong mẫu thứ nhất là có. Hệ thống thu thập và ghi chép dữ liệu này sẽ được kết nối với hệ thống ứng phó tại cộng đồng (đó là dữ liệu báo cáo của phòng tư vấn và trạm y tế xã được gửi tới Nhóm ứng phó PCBLGĐ ở cấp huyện và xã) cũng như kết nối với Phòng tư vấn của bệnh viện để thực hiện tốt hơn.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3, đề tài đã đưa ra một số hoạt động nâng cao vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật PCBLGĐ như đẩy mạnh vai trò kết nối các nguồn lực; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn; đẩy mạnh công tác xã hội nhóm; nâng cao vai trò của giáo dục trong cộng đồng. Đồng thời, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò đó, thúc đẩy nâng cao kiến thức cho phụ nữ về Luật PCBLGĐ như giải pháp về hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, giáo dục pháp luật và tư vấn về pháp luật; giải pháp đa dạng các hình thức về tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức; nâng cao hiệu quả trong công tác tập huấn giảng viên nguồn; nâng cao vai trò của hội LHPN các cấp trong công tác hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình; xây dựng hệ thống ứng phó và y tế thôn bản. Tóm lại, đề tài đã nêu ra vấn đề, giải quyết vấn đề một cách khoa học và đúng đắn, có khả năng vận dụng vào thực tế.
KẾT LUẬN
Luận văn với đề tài: “Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ
nữ về Luật phòng, chống bạo lực gia đình tại Thị trấn Kỳ Sơn, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn của
CTXH trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật PCBLGĐ., qua đó mức độ hiểu biết về pháp luâ ̣t là khác nhau nhưng nhìn chung hiểu biết về luâ ̣t PCBLGĐ và hành vi BLGĐ của người dân tại địa phương là chưa cao , chưa sâu sắc , chưa đầy đủ, thiếu chính xác và đa số có từng nghe nhưng chưa hiểu rõ sâu sắc về Luật
Phòng chống BLGĐ. Các hình thức và hành vi BLGĐ rất phong phú, đa da ̣ng mà cả người gây ra BLGĐ và na ̣n nhân BLGĐ cũng không có nhâ ̣n thức rõ ràng về
nguyên nhân và hâ ̣u quả của chúng , do đó cần có một giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết tâm của các cấp các ngành, đoàn thể và đặc biệt rất cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; nâng cao chất lượng hoạt động Ban chỉ đạo công tác gia đình các cấp. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản của Đảng, Nhà nước, của UBND tỉnh về công tác gia đình, phòng, chống BLGĐ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ ở các cấp.
Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật, đồng thời phát huy vai trò của hương ước, quy ước trong phòng, chống BLGĐ. Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động cổ động trực quan, truyền thông, vận động để người dân hiểu rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng, các giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp trong gia đình; phòng ngừa những tệ nạn tiêu cực xâm nhập vào đời sống gia đình. Hoàn thiện và ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành ở các cấp trong hoạt động phòng, chống BLGĐ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nghiêm khắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ.
Bên cạnh đó, để thực hiện được vấn đề này cần có một nguồn kinh phí rất lớn mà trong đó các cơ quan nhà nước khó có thể đáp ứng đủ. Vì vậy, các cơ quan, các nhà tài trợ có thể tham gia vào công tác tài trợ việc đào tạo, tập huấn cho các cán
bộ; tài trợ cho việc thành lập các đoàn thanh tra từ cấp cơ sở đến trung ương. Hỗ trợ kiến thức thành công không có nghĩa là hành vi sẽ thay đổi nhưng ít nhất, khi người dân biết nhiều về Luật PCBLGĐ thì việc tiến hành xử phạt cũng sẽ được dễ dàng hơn, điều mà thị trấn Kỳ Sơn đang cần phải thay đổi trong nhiều năm tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tuyết Ánh (2014). Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bạo lực
gia đình ở Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
2. Báo cáo cuối năm Hội phụ nữ thị trấn 2012, 2013, 2014, 2015. 3. Báo cáo Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2008.
4. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn năm 2015
5. Báo cáo tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kỳ Sơn năm 2015
6. Báo cáo công tác tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang năm 2015
7. Báo cáo nghiên cứu đánh giá việc triển khai và thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tháng 8/2010.
8. Báo cáo nghiên cứu đánh giá việc triển khai và thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã Minh Bảo, tỉnh Yên Bái.
9. Báo cáo nghiên cứu đánh giá việc triển khai và thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Xã Văn Xá, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam.
10. Công ước CEDAW năm 1979.
11. Trần Thị Minh Đức , Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng (2006). Định kiến và
phân biệt đối xử theo giới: lý thuyết và thực tiễn.
12. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007). “Gia đình học”, NXB Lý luận chính trị.
13. Nguyễn Linh Khiếu (2010). Vị thế của phụ nữ trong một số vấn đề của
gia đình, Báo cáo nghiên cứu.
13. Luật Hôn nhân và gia đình (2013), NXB Hà Nội.
14. Luật Phòng chống bạo lực gia đình - Luật số 02/2007/QH12, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007.
15. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (2010). Phụ nữ tham gia công tác
16. Hoàng Kim Ngân. Nhận thức và chỉ đạo của cán bộ quản lý cấp cơ sở
trong thực hiện bình đẳng giới ở miền núi phía Bắc hiện nay, Báo cáo nghiên cứu
17. Liên Hợp Quốc (2014). Từ bạo lực gia đình đến bạo lực giới tại Việt Nam: Mối liên hệ giữa các hình thức bạo lực.
18. Liên Hợp Quốc (2014). Đánh giá những thiệt hại kinh tế do bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam.
19. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc VN (2014). Rà soát các chương trình Phòng
chống bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam.
20. Trịnh Quang Thái (2009). Một số vấn đề mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực
đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn, Báo cáo nghiên cứu.
21. Hoàng Thị Ngọc Yến (2014). Công tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo
lực gia đình – nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường,