Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức về Luật Phòng chống bạo lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 40 - 44)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức về Luật Phòng chống bạo lực

bạo lực gia đình tại một số địa phƣơng

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, hỗ trợ các đối tượng yếu thế như người già, người khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, người nghèo và các đối tượng xã hội khác. Đặc biệt các chính sách mới ngày càng mang tính hội nhập quốc tế, phát huy truyền thống văn hoá, nhân văn của dân tộc và mang tính xã hội hố, khơng ỷ lại vào nhà nước nhiều; Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng được mở rộng, tơi có điểm qua ba địa bàn tiêu biểu có những hoạt động phát triển cơng tác xã hội nổi trội.

1.3.1 Tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu

Thực hiện cơng tác bình đẳng giới, phịng Văn hóa và Thơng tin đã tích cực triển khai, tun truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về Luật phịng, chống bạo lực gia đình. Đến nay, tồn huyện đã thí điểm và nhân rộng mơ hình câu lạc bộ này ở 03 xã: Hưng Hội, Hưng Thành và Vĩnh Hưng A với tổng số 13 câu lạc bộ. Kết quả hoạt động của các câu lạc bộ này rất khả quan, đã góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Cùng với việc tuyên truyền thực hiện cơng tác bình đẳng giới, phịng Văn hóa và Thơng tin đã tích cực triển khai, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về Luật phịng, chống bạo lực gia đình. Đến nay, tồn huyện đã thí điểm và nhân rộng mơ hình câu lạc bộ này ở 03 xã: Hưng Hội, Hưng Thành và Vĩnh Hưng A với tổng số 13 câu lạc bộ. Kết quả hoạt động của các câu lạc bộ này rất khả quan, đã góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

1.3.2. Tại xã Văn Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Trước đây, xã Văn Phương là điểm “nóng” của huyện Nho Quan về tình trạng bạo lực gia đình. Mỗi năm, xã phải đứng ra giải quyết hàng chục vụ bạo lực

gia đình. Từ khi được chọn triển khai Dự án “Mơ hình điểm về phịng, chống bạo lực gia đình” từ tháng 11 năm 2010, cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình ở Văn Phương đã có sự chuyển biến đáng kể. Ngày càng có nhiều gia đình tìm được tiếng nói chung, cố gắng xây đắp hạnh phúc.

Sau khi được chọn làm điểm, xã Văn Phương đã thành lập Ban chỉ đạo phịng, chống bạo lực gia đình gồm 12 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Mỗi thơn thành lập một nhóm phịng, chống bạo lực gia đình do Trưởng ban cơng tác Mặt trận làm trưởng nhóm. Các thành viên trong nhóm phối hợp khảo sát mối quan hệ trong từng hộ dân và chọn lựa vận động từ 20-25 gia đình tham gia vào Câu lạc bộ (CLB) gia đình phát triển bền vững.

Hoạt động của các CLB rất phong phú, tập trung hướng dẫn các thành viên về kỹ năng tuyên truyền, giáo dục đạo đức, văn hoá, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình... Trên cơ sở đó, CLB tổ chức các buổi sinh hoạt cho các đối tượng là nam giới dưới hình thức như CLB làm chồng, làm cha. Tại các buổi sinh hoạt, các thành viên tham gia thảo luận về các khái niệm: thế nào là bạo lực? Nguyên nhân và phương pháp phòng, chống bạo lực? Phụ nữ có những quyền lợi gì? làm thế nào để chăm sóc phụ nữ…

Ngồi thảo luận, các CLB còn tổ chức cuộc thi vẽ tranh, thi tiểu phẩm… Ngày đầu triển khai chương trình, rất ít đối tượng tham gia vì họ có tâm lý sợ bị phê bình. Vì thế phải nhờ tới sự phối hợp của các đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đồn thanh niên… của thơn triệu tập các đối tượng đến sinh hoạt. Khi sinh hoạt, họ thấy nội dung nhẹ nhàng, khơng bị chỉ trích nên dần dần họ tự nguyện đến sinh hoạt [22].

1.3.3. Tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Công tác tuyên truyền các văn bản về Luật phịng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới và các văn bản chỉ đạo của cấp trên đã được BCĐ huyện quan tâm triển khai thực hiện. Hàng năm, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các ngành thành viên, các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em, tuyên truyền nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3; Ngày gia đình Việt Nam 28/6, Ngày Quốc tế xố bỏ bạo lực chống lại phụ nữ 25/11 bằng nhiều hình thức: trực quan,

tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, bằng xe thông tin lưu động, thông qua hội nghị, hội thi, các buổi tọa đàm với các chun đề về cơng tác gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình. Trong các năm qua, tồn huyện treo 720 lượt băng vượt đường, 5.150 cờ các loại (cờ hồng, cờ đuôi cá, cờ chuối, cờ dây....), tuyên truyền miệng trên hệ thống thông tin đại chúng 3.850 lượt, tuyên truyền bằng xe thông tin lưu động 50 buổi; tổ chức 03 cuộc thi: “Tìm hiểu về bình đẳng giới”, thi viết “Kiến thức bố mẹ, sức khoẻ con”, “Tìm hiểu Luật phịng, chống bạo lực gia đình”có 4.250 bài tham gia dự thi; tổ chức Hội thi “Phụ nữ với sức khoẻ trẻ em và hạnh phúc gia đình” có 21 đội của 21 xã, thị trấn tham gia dự thi đạt kết quả tốt; tổ chức 450 buổi toạ đàm với 7.650 người tham gia, 46 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với 3.250 người tham gia; tổ chức 31 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các ban, ngành, đoàn thể trong toàn huyện với 1.820 người tham gia (trong đó 01 lớp tại huyện có 156 người tham gia); các đoàn thể đã tổ chức 1.286 buổi tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt... thu hút trên 90 nghìn lượt người tham gia. Nhân ngày gia đình Việt Nam 28/6/2014, Ban chỉ đạo Cơng tác gia đình tổ chức hội nghị biểu dương các điển hình gia đình hạnh phúc, toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và giao lưu kết nối yêu thương có 200 đại biểu dự, biểu dương, khen thưởng 26 điển hình gia đình tiến tiến. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, cơng tác gia đình của huyện n Thế đã có nhiều đổi mới, từng bước đi vào chiều sâu. Công tác tuyên truyền phù hợp nên các kiến thức về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc đã được các gia đình tiếp cận, vận dụng hiệu quả; các mơ hình hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc như CLB phịng, chống bạo lực gia đình, tổ hồ giải, Mơ hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng luôn phát huy hiệu quả [6, tr 12].

Qua tham khảo về công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức về Luật Phịng chống bạo lực gia đình tại một số địa phương, nhận thấy:

Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa cơng tác thơng tin, tun truyền Luật Phịng

chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về BLGĐ.

Cần coi đây là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp luật để tự bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng đồng trong PCBLGĐ.

Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.

Thứ hai: phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trị của họ hàng,

dòng họ. Bởi đây là truyền thống văn hố của dân tộc sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đồn kết và êm ấm trong đời sống gia đình; làm tốt cơng tác hịa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình;

Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ; Cần trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, ni dạy con cái...

Thứ ba: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống

văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hố, làng văn hố trong đó đưa tiêu chí khơng có bạo lực gia đình, khơng lạm dụng rượu bia, khơng có tệ nạn cờ bạc, ma t để cơng nhận gia đình văn hóa.

Thứ tư: thực hiện việc lồng ghép chương trình phịng chống bạo lực gia

đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.

Đây là một giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng chống bạo lực gia đình, phịng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tránh việc tuyên truyền chung chung không gắn với chỉ đạo cụ thể, trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp.

Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia đình, sẽ góp phần hạn chế bạo lực gia đình do ngun nhân từ kinh tế khó khăn.

Thứ năm: tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền

địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đồn thể trong thực hiện phịng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.

Việc phịng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình và tồn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân.

Phải đưa nội dung Phịng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch cơng tác. Hàng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc nắm tình hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)