CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Các hình thức hỗ trợ kiến thức về Luật phòng chống bạo lực gia đình tạ
2.3.2. Các hình thức tuyên truyền Luật Phòng chống BLGĐ tại địa phương
phương
Từ năm 2005 đến nay, Thị trấn Kỳ Sơn đã cấp phát được 250 tờ rơi, hơn 100 cuốn tài liệu. Đồng thời, tổ chức 7 cuộc tuyên truyền, triển khai học tập với nội dung: Gia đình 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Để can thiệp, hòa giải kịp thời, tổ tuyên truyền, hòa giải của thị trấn đã được thành lập năm 2013 và có 8 hội viên thường kỳ là những phụ nữ trung tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống, khéo léo và yêu thích công việc cộng đồng tham gia. Bắt đầu từ năm 2008, Thị trấn Kỳ Sơn đã tổ chức các lớp tập huấn định hướng về “Câu lạc bộ
gia đình hạnh phúc” hay ”Nuôi con khỏe mạnh” và các buổi bồi dưỡng chuyên môn về các văn bản quy định trong lĩnh vực gia đình như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới... cho gần 80 học viên là thành viên của hội liên hiệp phụ nữ Thị trấn Kỳ Sơn và đại diện ban điều hành các thôn. (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm hội Liên hiệp phụ nữ năm 2014).
Theo kết quả khảo sát, về công tác tuyên truyền Luật PCBLGĐ tại địa phương, có 78 người trả lời “có” hoạt động tuyên truyền Luật PCBLGĐ chiếm 74,3%. Số người trả lời “không” chiếm 16,2%, “không biết” chiếm 9,5%.
Như vậy có thể thấy, tại Thị trấn Kỳ Sơn đã có các hoạt động trong công tác tuyên truyền về Luật PCBLGĐ, tuy nhiên tỷ lệ người biết về Luật PCBLGĐ vẫn còn rất ít. Điều này giải thích một phần nào về công tác tuyên truyền Luật PCBLGĐ tại nơi đây còn sơ sài, nhiều hạn chế và chưa thực sự được chú trọng.
Trong 78 người trả lời “có” hoạt động tuyên truyền về Luật PCBLGĐ, cho biết về các hình thức tuyên truyền tại địa phương như sau:
Bảng 2.4 Các hình thức tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình Các hình thức tuyên truyền Luật PCBLGĐ Số lƣợng Tỷ lệ %
Tuyên truyền qua họp tổ dân phố/họp thôn/ấp 78 74.3
Tuyên truyền qua sinh hoạt đoàn thể 72 68.6
Tuyên truyền qua loa truyền thanh. 40 38.1
Tuyên truyền qua panô/áp phích, băng rôn, khẩu
hiệu. 20 19.0
Tuyên truyền qua sách, báo, tạp chí. 8 7,6
Tuyên truyền qua chương trình văn nghệ. 40 38,1
Khác 0 0
Với kết quả nghiên cứu cho thấy, hình thức tuyên truyền phổ biến nhất là “Tuyên truyền qua họp tổ dân phố/họp thôn/ấp” với 78 người chọn, chiếm 74,3%.
Hình thức tuyên truyền phổ biến thứ hai là ”Tuyên truyền qua sinh hoạt đoàn thể” với 72 người chọn chiếm 68,6%. Hai hình thức ” Tuyên truyền qua loa truyền thanh” và ” Tuyên truyền qua chương trình văn nghệ” có số người chọn ngang nhau, đều chiếm 38,1 %. Trong khi đó, hình thức ”Tuyên truyền qua panô/áp phích, băng rôn, khẩu hiệu” được ít người chọn, chỉ có 20 người, tiếp theo là hình thức ” Tuyên truyền qua sách, báo, tạp chí” là số người chọn thấp nhất, chiếm 7,6%.
Như vậy , có thể thấy tại Thị trấn Kỳ Sơn thường sử dụng hình thức tuyên truyền trực tiếp là ho ̣p tổ dân phố , sinh hoạt tập thể, qua loa truyền thanh và tổ chức các chương trình văn nghệ. Các hình thức tuyên truyền mang tính chất gián tiếp như qua pano, áp phích .. hay sách, báo, đài không phải là hình thức phổ biến ở địa phương.
Với kết quả phỏng vấn sâu, cho thấy hình thức tuyên truyền Luật PCBLGĐ được lồng ghép vào nội dung các cuộc họp thôn, sinh hoạt đoàn thể.
”Hiện nay kinh phí để hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền Luật PCBLGĐ là chưa có, nên chúng tôi phổ biến luật thông qua các cuộc họp thôn, hay các hoạt động sinh hoạt đoàn thể”.
Lý giải cho việc triển khai thông tin tuyên truyền về Luật qua hệ thống loa đài không được phổ biến ở địa phương, được cán bộ tổ tuyên truyền, hòa giải cho biết như sau:
“...hệ thống loa đài hỏng nhiều, kinh phí lại hạn hẹp”
(PVS, nữ, 50t, Cán bộ tổ tuyên truyền, hòa giải)
“Hệ thống loa đài kém, nên khi phát xuống các thôn, xóm thường nghe không được rõ hoặc không nghe được”
(PVS, nữ, 53t, cán bộ hội LHPN) Đối tượng tuyên truyền giáo dục về luật PCBLGĐ địa phương chủ yếu là phụ nữ chứ không có nam giới.
“Các buổi bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới, bạo lực gia đình thì vẫn là chị em phụ nữ học với nhau, không có đàn ông tham gia. Bây giờ mà hỏi các ông thì chắc gì đã hiểu thế nào là bình đẳng giới, chỉ nói đàn bà lắm chuyện”.
(PVS, nữ, 50t, Cán bộ tổ tuyên truyền, hòa giải)
”Chị em phụ nữ dù thế nào cũng vẫn thiệt thòi, như bọn tôi đứng thao thao bất tuyệt trên bục giảng nhưng về đến nhà bản thân mình cũng không thoát khỏi được, chồng vẫn quát, vẫn nạt là chuyện bình thường, chứ chưa có sự bình đẳng tôn trọng một cách triệt để”.
(PVS, nữ, 56t, Cán bộ tổ tuyên truyền, hòa giải ) Trên thực tế , Thị trấn Kỳ Sơn đã triển khai và thực hiện công tác tuyên truyền về luật PCBLGĐ , tuy nhiên các hình thức tuyên truyền còn chưa được triển khai thường xuyên, đối tượng tuyên truyền chưa đa dạng, cơ sở vật chất và kinh phí trong việc tuyên truyền còn nhiều hạn chế.