Đẩy mạnh vai trò kết nối các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Nâng cao vai trị của cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức về Luật

3.1.1. Đẩy mạnh vai trò kết nối các nguồn lực

Để thực hiện được vai trò này, CTXH phải phát hiện ra những vấn đề BLGĐ tại địa phương ở giai đoạn từ sớm để kịp thời xử lý mặc dù rất khó để nhận biết được những dấu hiệu rõ ràng dễ nhận biết nhưng có thể dựa vào những khía cạnh khác nhau để phát hiện sớm những hành vi bao gồm những biểu hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày tại địa phương như những thói quen mới nảy sinh, những ý kiến của hàng xóm, những gia đình có truyền thống “đánh vợ”, những biểu hiện tổn thương thực thể… Một người nhân viên CTXH rất khó nhận biết những điều này, do vậy cần có sự hỗ trợ của những thành viên khác của các nhóm, tổ chức khác. Bên cạnh đó, những đặc điểm tâm lý, tính cách của một số gia đình “điểm” để theo dõi. Việc ghi danh sách này sẽ giúp phân vùng đơn vị làm việc tốt hơn.

CTXH sẽ kết nối cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua các đối tác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp tại địa

phương. Tại thị trấn Kỳ Sơn, đó là những cán bộ y, bác sĩ thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện và trạm y tế thị trấn. Kết qủa thảo luận nhóm cho biết:

“Bên y tế thị trấn vấn đề khám chữa bệnh là trách nhiệm của họ, chỉ cần có bệnh nhân

đến khám là họ khám cho thôi, tuy nhiên, với các trường hợp bị thương tích do bạo lực thì bên bệnh viện tuyến huyện mới xác nhận được tỷ lệ phần trăm thương tật”.

(TLN, nữ, 55t, Nhóm cán bộ)

“Bây giờ phải quy định những trường hợp bị đánh vì BLGĐ thì được ưu tiên kiểm tra và xác nhận để được hỗ trợ kịp thời, chứ chờ đến bên bệnh viện trả kết quả kiểm tra là bị ảnh hưởng thương tích bao nhiêu % thì đã khơng cịn giữ được xác rồi”

(TLN, nữ, 44t, Nhóm cán bộ) Như vậy, điểm yếu của hệ thống y tế cơ sở là những yêu cầu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng phải theo những quy định của nhà nước cho nên gặp khó khăn cho việc xác nhận tỷ lệ % thương tích cơ thể do bị đánh. Vì thế, người nhân viên CTXH sẽ kết nối những cơ sở y tế miễn phí để các nạn nhân bị bạo lực được khám và điều trị bệnh, tiếp cận các trung tâm giám định y tế để giám định về tỷ lệ thương tật. Trong trường hợp Trạm y tế thị trấn và Bệnh viện tuyến huyện quá tải bệnh nhân, có thể tìm kiếm những nguồn lực khác như phòng khám đa khoa tư nhân để xin xác nhận cho người bị bạo lực.

Bên cạnh sức khỏe, việc trợ giúp pháp lý cho người bị bạo hành gia đình là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo sự thành công của Luật. Sự ra đời của Luật pháp vừa có tính răn đe, vừa có tính trừng trị những tội danh nhưng tại Việt Nam, việc khó khăn về thủ tục, trình tự pháp lý khá phức tạp khiến cho bản thân cá nhân người phụ nữ thường cố né tránh cũng như để giảm chi phí.

Thảo luận nhóm có ý kiến cho rằng: “...theo tơi được biết thì nhiều người bị

bạo lực cũng muốn nhận được sự che chở từ phía luật pháp, nhưng nếu muốn đưa đơn kiện thì bản thân người bị bạo lực phải bỏ ra một khoản để nhờ tới sự phân minh của pháp luật, không những vậy, nếu sau này vợ chồng làm hòa lại được với nhau thì người bị bạo lực lại cảm thấy mình vẫn bị đánh mà lại mất thời gian và tiền của nữa”.

Chính những e ngại này cản trở sự thành công của pháp luật với đời sống người dân. Vì vậy, việc kết nối, tiếp cận các văn phòng trợ giúp pháp lý, luật sư và cơ quan tư pháp, lập kế hoạch trợ giúp cho nạn nhân và điều phối các dịch vụ hỗ trợ dựa trên nguyên tắc ưu tiên và đáp ứng nhu cầu của nạn nhân nhằm đảm bảo quyền lợi là việc ưu tiên hàng đầu trong cơng tác Phịng chống BLGĐ. Những trường hợp có vấn đề về tâm lý quá lớn, CTXH không đủ khả năng giải quyết, họ sẽ hỗ trợ các nạn nhân được kết nối đến các cơ quan và tổ chức có khả năng, đủ thẩm quyền. Song song với các hoạt động hỗ trợ, CTXH cũng sẽ góp phần trang bị các kỹ năng tìm kiếm thơng tin việc làm, tiếp cận với nhà tuyển dụng, phối hợp với các cơ quan đơn vị giới thiệu việc làm, tổ chức nhân đạo từ thiện để tạo việc làm cho nạn nhân tại địa phương. Dựa trên đánh giá nguyên nhân, yếu tố việc làm, kinh tế, các chất kích thích có mối liên hệ với nhau. Giúp nâng cao đời sống cho nhân dân sẽ góp phần làm giảm thiểu những vấn đề xã hội tại địa phương.

Một trong những vấn đề rất khó khăn và nhiều thách thức đối với các nạn nhân đó là vấn đề tái hịa nhập cộng đồng. Bởi vì đối với những trường hợp bị BLGĐ nặng, nạn nhân có thể phải đi tạm lánh ở một nơi khác, đến khi quay trở lại cộng đồng, những mặc cảm, tự ti và hịa nhập vào chính bản thân gia đình cũng là một điều khó khăn. Tuy nhiên, CTXH sẽ tiến hành lập kế hoạch tái hịa nhập, hướng dẫn kỹ năng sống và tích cực phối hợp hỗ trợ các nạn nhân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để sớm tái hòa nhập với cuộc sống.

Như vậy, CTXH sẽ kết nối phụ nữ bị bạo lực với bên y tế, luật pháp, các nhóm, trung tâm, đường dây nóng bảo vệ phụ nữ, cung cấp nhà tạm lánh, các chương trình hỗ trợ, các tổ, nhóm địa phương. Bên cạnh đó cịn kết nối gia đình và người phụ nữ bị bạo hành, mối quan hệ gia đình – cộng đồng – người phụ nữ - người chồng cần được kết nối công khai và hỗ trợ lẫn nhau, giải thích và chia sẻ để nắm được mối dây tình cảm cũng như quyền lợi của mỗi thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, việc kết nối các nhóm, tổ chức xã hội để bảo vệ quyền của người phụ nữ cũng là vai trò của CTXH. Thực trạng vấn đề Bạo lực gia đình đang là vấn đề nóng và có chiều hướng gia tăng, gây tổn hại đến tính mạng, nhân phẩm

người phụ nữ và tan vỡ hạnh phúc gia đình. Tại thị trấn thì Hội LHPN cũng tích cực tham gia thực hiện cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình.

Sự kết nối giữa HPN, tổ hòa giải và những đơn vị khác trong hoạt động tuyên truyền sẽ mang lại kết quả tốt hơn rất nhiều so với những hoạt động đơn lẻ, rải rác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)