Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 79)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Nâng cao vai trị của cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức về Luật

3.1.2. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn

Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo mơi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xă hội, đặc biệt là trong cơng tác phịng chống bạo lực gia đình. Khi xã hội càng phát triển thì đồng thời càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong gia đình xảy ra hàng ngày. Để thực hiện những việc làm đúng với quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải tìm hiểu luật PCBLGĐ và có sự vận dụng linh hoạt.Tuy vậy, khơng phải ai cũng có thể làm được điều này. Do vậy mà hoạt động tư vấn có vai trị rất quan trọng và cần thiết đối với vấn đề xã hội này hiện nay.

Thứ nhất, tư vấn luật PCBLGĐ đóng vai trị quan trọng vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân,tổ chức theo khuôn khổ pháp luật.

Thông qua hoạt động tư vấn luật PCBLGĐ, rất nhiều tổ chức, cá nhân có thể hiểu rõ hơn về những quy định của luật PCBLGĐ. Đối tượng mà CTXH hướng tới để tư vấn luật PCBLGĐ rất nhiều, pháp luật không quy định hạn chế về những trường hợp khơng có quyền được tư vấn pháp luật. CTXH không chỉ hướng tới những khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn, mà những đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật (những đối tượng mà Trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn) đều có quyền được tư vấn về những vấn đề mình đang gặp phải. Hoạt động tư vấn được diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể tý vấn qua trực tiếp tại các Trung tâm Tý vấn pháp luật, Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Ngồi ra, người dân có thể được tư vấn trên các trang web của các tổ chức này đăng tải công khai trên mạng internet, được tư vấn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến luật PCBLGĐ. Chính vì hình thức tư vấn đa dạng, qua đó mà có nhiều giải đáp về luật

cho cá nhân, tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi mắc phải BLGĐ trên cơ sở quy định của pháp luật.

CTXH tư vấn luật PCBLGĐ còn hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có thể nhận thấy rằng,khi mà chưa được tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng những vấn đề mình đang gặp phải thì nhận thức và cách cư xử của người dân cũng sẽ bị lệch lạc, có thể sẽ khơng đúng với quy định của pháp luật, sau khi được tư vấn thì họ sẽ cư xử sao cho phù hợp, đúng với luật định.

Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn. Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn luật PCBLGĐ hiểu rõ hồn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Thứ hai, CTXH tư vấn luật PCBLGĐ giúp nâng cao sự hiểu biết về luật PCBLGĐ của người được tư vấn.

Thông qua q trình thực hiện các cơng việc cụ thể của hoạt động tư vấn luật như cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức … thì vai trị của CTXH trong tư vấn luật PCBLGĐ còn giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người được tư vấn.

Thông qua vụ việc mà họ yêu cầu tư vấn, CTXH sẽ giúp họ có cái nhìn cụ thể và rõ hơn về vấn đề mình đang vướng mắc,để từ đó cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật để có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Thứ ba, vai trò của CTXH trong tư vấn luật PCBLGĐ giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình .

Tư vấn luật PCBLGĐ cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong mối quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong chính gia đình mình. Khi họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ cư xử đúng với pháp luật, hạn chế được sự xâm phạm về quyền và lợi ích của người khác.

Thứ tư, vai trò của CTXH trong tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử.

CTXH trong vai trị tư vấn luật PCBLGĐ góp phần hịa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ Khi mọi người đã hiểu những quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng tránh được những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xảy ra trong xã hội .Tỉ lệ phạm tội sẽ giảm xuống,những tranh cãi mâu thuẫn với nhau được hạn chế và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, đời sống được nâng cao, xã hội ổn định.

Thứ năm, vai trò của CTXH trong tư vấn luật PCBLGĐ cịn góp phần hồn thiện pháp luật, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông qua hoạt động tư vấn, CTXH sẽ phát hiện được những điểm cịn thiếu sót, những quy định cịn hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng luật PCBLGĐ, từ đó kịp thời có những kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Hoạt động CTXH trong tư vấn luật PCBLGĐ cịn góp phần giám sát việc tn thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức có liên quan và cơng dân. Khi sự hiểu biết về luật PCBLGĐ được nâng cao, sẽ tránh được tình trạng cơ quan nhà nước lạm quyền,lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật,những tổ chức, cá nhân không thể lách luật ,cố tình làm sai những quy định mà pháp luật đề ra.

3.1.3. Đẩy mạnh cơng tác xã hội nhóm

CTXH nhóm là phương pháp đặc thù quan trọng sử dụng trong CTXH và là một phương pháp hay nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân , ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm); nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề; các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thơng qua các kinh nghiệm

của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. Do vậy, CTXH nhóm cũng khơng khác nhiều so với tập huấn TOT tuy nhiên phương pháp này sẽ tận dụng mạng lưới của y tế thơn/bản vì mạng lưới này đã được tổ chức tốt với sự tham gia của đội ngũ nhân viên của ngành. Họ là những cán bộ đã có kinh nghiệm và qua đào tạo ở thị trấn và cấp xã, chẳng hạn như “cán bộ chuyên trách dân số” và “cộng tác viên dân số/nhân viên y tế thơn bản”. Các nhóm được hình thành theo đúng các bước của CTXH nhóm bao gồm: xác định mục tiêu hoạt động, xác định thành viên, xây dựng nhóm, bầu trưởng nhóm, thảo luận hoạt động nhóm, lên kế hoạch hoạt động, để nhóm tự duy trì. Yêu cầu với các nhóm theo hướng “tự lực” này bao gồm:

Có các thành viên bị bạo hành và không bị bạo hành tham gia Sinh hoạt thường xuyên theo chủ đề

Học tập về Luật PCBLGĐ và Luật Hơn nhân gia đình.

Xây dựng các địa chỉ tin cậy do Hội phụ nữ tổ chức. Đó là nhà của các cá nhân, nơi chị em phụ nữ có thể đến tạm lánh trong trường hợp bị bạo lực. Những địa chỉ này là nơi tạm lánh an toàn cho các nạn nhân khi họ khơng tìm kiếm được sự hỗ trợ từ gia đình, người thân hay bạn bè của họ. Những gia đình sẵn sàng giúp đỡ và có uy tín cao trong cộng đồng có thể đăng ký làm địa chỉ tin cậy. Các tổ hòa giải thuộc hệ thống của Bộ Tư pháp. Các tổ này hoạt động như cánh tay của Bộ Tư pháp ở địa phương nhằm “hướng dẫn, hỗ trợ và thuyết phục” các cá nhân đạt được thỏa thuận về những tranh chấp nhỏ. Ngoài ra, các tổ này cũng hỗ trợ dướihình thức trung gian và tư vấn cho các gia đình và những chị em phụ nữ bị bạo lực. Đồng thời đề xuất lên lãnh đạo, quản lý địa phương thay đổi về chính sách và những hỗ trợ cụ thể cho phụ nữ tại địa phương.

Các bài học từ địa phương khác về các nhóm/CLB này hoạt động truyền thông rất hiệu quả và được coi là một đầu mối phổ biến thông tin về BLG/BLGĐ tại địa phương. Trong khi việc lồng ghép các buổi phổ biến thông tin về BĐG và BLG/BLGĐ vào hoạt động của các nhóm/câu lạc bộ phụ nữ tương đối dễ dàng, thì áp dụng với xây dựng những nhóm nam giới tại địa phương cũng khơng phải là khó. “Các ông ý hay tụ tập nhau lắm, thành lập riêng cho các ơng ấy thì họ cũng sẽ lập

thơi nhưng khơng biết có tun truyền và thay đổi tâm tính được khơng vì họ hay ngại và tự ái lắm” (TLN số 3). Việc lồng ghép những buổi phổ biến thông tin như vậy vào hoạt động của các nhóm/câu lạc bộ dành cho nam giới, đặc biệt là những nhóm/câu lạc bộ do Hội nơng dân hoặc Đồn thanh niên sẽ là tốt hơn vì mang tính phịng ngừa với những người chưa bước vào cuộc sống gia đình.

3.1.4. Nâng cao vai trị của giáo dục trong cộng đồng

Vai trị giáo dục gắn với cơng tác phịng ngừa. Đây cũng là định hướng nhân viên CTXH giúp cộng đồng và các bên liên quan hiểu rõ về những nguy cơ, nguyên nhân có thể dẫn đến hành bi BLGĐ, hình thành cho cá nhân những khái niệm về bạo lực, hình thức, hậu quả, quy định pháp luật là gì từ đó giúp cho cộng đồng có những hiểu biết đúng đắn về hành vi bạo lực gia đình và cách phịng ngừa, ngăn chặn. Bản thân cộng đồng hiện nay đang có những cách ứng xử sai lệch và những hiểu biết sai lệch về BLGĐ nên người phụ nữ thường e ngại, có thái độ im lặng và chịu đựng khiến cho hành vi bạo lực ngày càng gia tăng và áp đặt. Việc nâng cao sự tự tin và quyết liệt trong tư tưởng của người phụ nữ thông qua công tác tham vấn tâm lý cũng là một cách giúp cho những người phụ nữ được cơ hội giãi bày tâm sự,

lắng nghe những chia sẻ, dồn nén và cơ hội được giải tỏa bản thân.

Thảo luận nhóm, cũng có ý kiến bày tỏ quan ngại về việc này: “tâm lý chung của những người bị bạo lực thường là giấu diếm vì lo sợ nếu nói ra sẽ bị đánh tiếp, sợ người đời cười chê và phán xét mình thế nào thì chồng mới đánh, nhưng điều này gián tiếp tiếp tay cho người chồng tiếp tục hành vi bạo lực”.

(TLN, nữ, 55t, Nhóm cán bộ) Để giải quyết triệt để vấn đề BLGĐ tại địa phương, việc tuyên truyền Luật Phòng chống BLGĐ cho những người liên quan là cần thiết và quan trọng cho công tác phòng ngừa, răn đe và giáo dục tuyên truyền. Những phương pháp cũ thì đã hiệu quả nhưng để tìm cách làm cho các phương pháp hiệu quả hơn, hữu ích hơn, thuận lợi hơn thì sẽ cần thử áp dụng những phương pháp khác một cách tốt hơn để nâng cao vị thế và sự tự tin của người phụ nữ. Ngày nay, một trong những phương pháp truyền thơng mà có sự tham gia cao của cộng đồng chính là tập huấn TOT – Trainning of trainers đang được áp dụng rất nhiều trong đa dạng lĩnh vực. Tại địa phương, qua hai

buổi thảo luận nhóm, chúng tơi đã có một số trải nghiệm, tuy chưa nhiều nhưng một phần nhận thấy có thể áp dụng được phương pháp này tại địa phương cho việc truyền thơng. Chi tiết sẽ được trình bày ở phần tiếp theo của luận văn.

3.2. Một số giải pháp hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình bạo lực gia đình

3.2.1. Giải pháp về hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, giáo dục pháp luật và tư vấn về pháp luật tư vấn về pháp luật

Việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động về phòng chống bạo lực gia đình là hết sức cần thiết và sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như thái độ ứng xử của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, góp phần bảo vệ hạnh phúc, sự phát triển lành mạnh của mỗi gia đình.

Khi chọn giải pháp hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cần hướng đến hai mục tiêu chính đó là cái đích cuối cùng của việc đưa luật vào cuộc sống để luật có hiệu lực thực sự trên thực tế và các cơ chế để thực hiện luật này. Nhìn chung việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cần có thời gian và địa điểm phù hợp để không hình thành những buổi tuyên truyền qua loa, chạy theo thành tích, khơng có hiệu quả. Hiện nay Đảng, Nhà nước ta đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề nêu cao tinh thần dân chủ, tương thân tương ái và bình đẳng giới, khi đưa ra những hành lang pháp lý cho một dự án luật, thiết nghĩ, cần có một cán cân nhất định. Đó là sự thẩm định của chính những người đang cầm cân nẩy mực cho dự thảo Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, bên cạnh đó có sự hỗ trợ, bổ sung của Luật Hơn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự, Luật Bình đẳng giới...

Khi Luật Phịng, chống bạo lực trong gia đình được thơng qua, người thực thi pháp luật sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đưa Luật này đi sâu vào cuộc sống. Hiện nay, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhiều gia đình vượt lên, thốt khỏi cảnh đói, nghèo và ý thức gìn giữ hành phúc gia đình càng được chú trọng. Xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi bạo lực trong gia đình theo đúng quy định của pháp luật, xử lý người vi phạm đồng thời răn đe, phịng ngừa những đối tượng khác. Ở đây khơng phải là xử lý mà cịn nhằm mục đích

cao cả khác đó là giáo dục, ngăn chặn, phịng ngừa bạo lực trong gia đình, để người người tuân thủ pháp luật và luật thực sự bảo vệ lợi ích của mỗi người.

Luật Phịng, chống bạo lực gia đình nêu rõ: Những nạn nhân bạo lực trong gia đình chỉ được hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp khơng có nơi ở nào khác; khơng tự mình lo được hoặc khơng có sự hỗ trợ nào về các nhu cầu thiết yếu từ người thân, bạn bè. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã xem xét và hỗ trợ khẩn cấp cho nạn nhân trong vịng khơng q 12 giờ kể từ khi có yêu cầu của nạn nhân. Đây là vấn đề nhạy cảm và điều những nạn nhân cần là phải hỗ trợ đắc lực một hệ thống pháp luật để bảo vệ họ. Nạn nhân được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình. Các cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, trung tâm hỗ trợ pháp lý Nhà nước, người hoặc tổ chức được Ủy ban Nhân dân cấp xã công nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)