Khái quát về hệ thống cơ sở hội tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.4.2. Khái quát về hệ thống cơ sở hội tại địa phương

Tại địa phương, bên cạnh các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức xã hội tại địa phương bao gồm: Tổ hịa giải, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi là những nhóm hội hoạt động mạnh tại địa phương. Tồn tỉnh có 643 tổ hịa giải, riêng tại huyện Kỳ Sơn có 25 tổ hịa giải và thị trấn Kỳ Sơn có 1 tổ hịa giải. Thành phần chủ yếu tổ hịa giải là bao gồm những người có uy tín, trách nhiệm ở khu dân cư bao gồm: trưởng thơn, bí thư Chi bộ thơn, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc. Hằng năm, thị trấn có sự bầu chọn và được UBND thị trấn ra quyết định công nhận thành viên của tổ hòa giải. Nhiệm vụ của tổ hòa giải giúp xử lý các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ ở khu dân cư xảy ra trên địa bàn thị trấn khoảng 176 vụ việc trong 3 năm qua, số vụ việc hịa giải thành cơng chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), từ kết quả đó đã góp phần tích cực trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, hạn chế xảy ra những vụ việc mâu thuẫn, xích mích kéo dài dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra. Các câu chuyện cần tổ hịa giải như : Tranh chấp lối đi, xích mích trong gia đình, chuyện đánh nhau trẻ con, bạo lực gia đình, mâu thuẫn hơn nhân, lối sống, văn hóa…nhằm đảm bảo sự cơng bằng và giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn các bên. Tổ hòa giải thường xuyên họp chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Tuy nhiên, như tên của nó, tổ hịa giải khơng có hỗ trợ thù lao, cơng việc được xử lý dựa trên cơ sở tự nguyện và giải quyết theo hướng nhu hòa là nhiều hơn. Các đơn vị hội cịn lại như, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi đều có những hoạt động mang tính đặc thù, phản ánh vị trí, vai trị của mình trong hệ thống chính trị và là căn cứ để phân biệt với các tổ chức xã hội và các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế khác. Hầu hết hoạt động trên tinh thần tự nguyện vì những mục đích nhất định. Ví dụ như Hội phụ nữ nhằm tôn vinh và bảo vệ những giá trị của người phụ nữ, Đoàn Thanh niên tập trung chủ yếu nguồn nhân lực và các hoạt động cơng tác đồn, đội..nói cách khác, mỗi tổ chức xã hội là một tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu hiệu, đặc điểm và liên kết với nhau như chung một

giai cấp – Hội nơng dân; chung một giới tính – hội phụ nữ.Các tổ chức xã hội này đều có một tiếng nói nhất định tại địa phương, đại diện cho người dân và có những điều lệ hoạt động riêng, được Nhà nước phê duyệt. Cho dù tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nhà nước thì những hoạt động nội bộ của các tổ chức xã hội vẫn mang tính chất tự quản. Nhà nước khơng trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức này cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để sắp xếp người lao động hay cách chức người lao động trong tổ chức xã hội đó. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức xã hội là mối quan hệ bình đẳng chứ khơng phải là nguyên tắc " quyền lực - phục tùng" như trong các cơ quan nhà nước. Cụ thể, Đoàn thanh niên là tổ chức xã hội của thanh niên được hình thành nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên. Ðoàn thanh niên cũng là nơi đào tạo ra các viên chức, cán bộ có phẩm chất trong bộ máy nhà nước, hoặc giữ những chức vụ trọng trách trong các tổ chức chính trị xã hội. Hội nơng dân là một tổ chức đại diện của giai cấp nông dân Việt Nam, được thành lập nhằm động viện, tổ chức nông dân lao động trong cả nước hăng hái tham gia sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước. Mặt khác, hội còn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của giai cấp nông dân Việt Nam- một bộ phân dân cư lớn nhất ở nước ta. Tại thị trấn vẫn tồn tại Hội nông dân nhưng do tỷ lệ người dân làm nông nghiệp không cao, nên hoạt động chủ yếu tại địa phương bao gồm hỗ trợ vay vốn sản xuất nhỏ hoặc buôn bán nhỏ hơn là hoạt động nông nghiệp. Hội liên hiệp Phụ nữ là tổ chức xã hội rộng lớn của giới nữ nhằm động viên thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia giải quyết các công việc của nhà nước. Mặt khác, Hội phụ nữ còn là tổ chức đại diện cho tất cả các phụ nữ Việt nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, chống phân biệt đối xử, bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ. Mặt trận Tổ quốc có các thành viên đến từ nhiều tổ chức khác nhau: Ðảng Cộng sản Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ðồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam. Các tổ chức này có cơ cấu hồn chỉnh và đóng vai trị quan trọng trong hệ thống chính trị. Hoạt động của chúng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định quản lý nhà nước. Mặt

trận tổ quốc Việt Nam được thành lập nhằm phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị đối với nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Mỗi tổ chức xã hội có kế hoạch hoạt động riêng tại địa phương nhằm đẩy mạnh hoạt động của hội mình.

Tình hình bạo lực gia đình là một trong những vấn đề xã hội xảy ra trong thời gian dài tại địa phương. Thực tế là những trường hợp người phụ nữ bị bạo lực chưa nhận định được bản thân mình có bị bạo lực hay khơng, chưa có được những sự hỗ trợ cần thiết về cả mặt y tế và hỗ trợ của luật pháp vì những hạn chế từ cả phía nguồn lực địa phương và cả bản thân những người trong cuộc. Nếu coi nguyên nhân là do Luật Phòng chống bạo lực gia đình chưa được phổ biến sâu sắc đến người dân và chính quyền địa phương thì sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác phổ biến, hỗ trợ kiến thức cho người dân về nội dung này là một trong những định hướng cần thiết nhằm tăng cường hiểu biết cho người dân.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn làm nền tảng để phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện ở các chương tiếp theo. Đồng thời, giúp cho người đọc có sự nhìn nhận tổng quan về đề tài và vấn đề nghiên cứu. Đề tài đã cung cấp một hệ thống các kiến thức cơ bản về các khái niệm liên quan đến nội dung của luận văn, đặc biệt là khái niệm về công tác xã hội, hỗ trợ kiến thức, bạo lực gia đình; luật phịng chống bạo lực gia đình; một số lý thuyết ứng dụng trong đề tài. Từ đó thấy được vai trị quan trọng của công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức về Luật phịng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ tại Thị trấn Kỳ Sơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung cấp những thơng tin cần thiết về địa bàn nghiên cứu, các đặc điểm tự nhiên, dân số, phát triển kinh tế - xã hội để thấy được sự tăng trưởng và những khó khăn tồn tại để làm cơ sở lý luận, phân tích cho vấn đề nhận thức của phụ nữ về Luật phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC HỖ TRỢ KIẾN THỨC VỀ LUẬT PHÕNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở THỊ TRẤN KỲ SƠN,

HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÕA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 48 - 51)