Tình hình bạo lực gia đình tại Thị trấn Kỳ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 51 - 56)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Tình hình bạo lực gia đình tại Thị trấn Kỳ Sơn

2.1.1 Những hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là một biểu hiện của bất bình đẳng giới và sai lệch chuẩn mực xã hội, đặc biệt khi nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Điều này chịu tác động của những thay đổi về mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặc dù đã có sự hỗ trợ về mặt pháp lý và sự can thiệp từ phía chính quyền nhưng bạo lực gia đình vẫn tồn tại dưới các hình thức đa dạng như bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực xã hội.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tại Thị trấn Kỳ Sơn tồn tại chủ yếu hai dạng bạo lực là bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần. Theo báo cáo của Tòa án Huyện, năm 2005 có 46 vụ ly hơn do mâu thuẫn gia đình và do ngược đãi (điều này được ghi rõ trong đơn xin ly hôn), đến năm 2006 tăng lên 54 vụ, 2012 là 83 vụ và 2014 là 92 vụ. [2]

Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn Thị trấn Kỳ Sơn vẫn còn biểu hiện những hành vi như chồng đánh vợ, chồng mắng chửi vợ, hoặc do bất đồng vấn đề khác trong gia đình, cha mẹ dạy con chưa đúng phương pháp gây nhiều áp lực cho con …

Biểu đồ 2.1.Những hành vi bạo lực xảy ra tại địa phƣơng (đơn vị: %) 1,00% 4,800% 23,700% 1,00% 3,700% 21,00% 1,900% 42,900%

Cưỡng ép kết hôn,ly hôn Đuổi thành viên gia đình ra khỏi nhà

Cha mẹ đánh con cái Con cái đánh cha mẹ Vợ đánh chồng Chồng đánh vợ Vợ mắng, chửi chồng Chồng mắng, chửi vợ

Khi được hỏi ở địa phương có hành vi BLGĐ nào, đa số các ý kiến cho rằng hành vi xảy ra nhiều nhất là hành vi “chồng mắng, chửi vợ” chiếm 42,9% và “cha mẹ đánh con cái” chiếm 23,7%. Thứ ba là hành vi “chồng đánh vợ” chiếm 21,0%. Các hành vi còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Thị trấn Kỳ Sơn vẫn là một thị trấn miền núi nghèo, phong tục lạc hậu và trình độ dân trí chưa cao nên các hành vi có liên quan đến bạo lực gia đình xảy ra khá thường xuyên. Theo ý kiến của cán bộ tổ tuyên truyền, hòa giải Thị trấn Kỳ Sơn thì tại địa phương BLGĐ chủ yếu xảy ra trong quan hê ̣ vợ chồng trong đó chồng là thủ pha ̣m, vơ ̣ là na ̣n nhân và ít xảy ra những vụ BLGĐ nghiêm trọng , mà chỉ xảy ra xơ xát cá nhân.

“Có nhiều ơng chồng hiền, có thể là vợ lấn át hơn. Nhưng vấn đề bạo lực gia đình, đa phần là đàn ông”.

(PVS, nữ, 56t, cán bộ tổ tuyên truyền, hịa giải Thị trấn Kỳ Sơn)

“Ở đây ít có bạo lực mà sử dụng hung khí để gây thương tích cịn chửi nhau, tát hay đánh, đấm nhẹ trong gia đình thì có, nhưng gần đây có trường hợp bạo lực gây thương tích nặng”.

Với kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, mặc dù là nạn nhân của bạo lực, nhưng người phụ nữ không đến cơ sở y tế để điều trị hay nhờ sự can thiệp từ phía cơng an, chính quyền, mà tự mình tìm cách giải quyết.

“Từ khi lấy nhau, anh ta đánh tôi 5 lần. Anh ta đánh bằng chổi, cây lau nhà khiến tay và cả người tơi bị tím bầm. Tơi khơng đi ra bệnh viện vì thấy cũng khơng trầm trọng và nghĩ là cũng phải giấu đi chứ ai lại phơi ra cho người khác xem đâu. Tôi đã bỏ về nhà mẹ đẻ một lần nhưng sau cũng phải quay lại”.

(PVS, nữ, 31 tuổi, Phụ nữ bị bạo lực) Với kết quả thảo luận nhóm cho thấy, hầu hết người phụ nữ khi bị chồng đánh đập, chửi bới thường cam chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ từ phía người chồng, khơng muốn làm lớn chuyện vì quan niệm xấu chàng hổ ai. Khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, người bị bạo lực mới chịu nói ra.

“...một năm có 3,4 vụ đánh vợ đến mức nghiêm trọng, chứ đấm hoặc tát thì nhiều.

Có ơng chồng cịn nhốt vợ trong buồng khóa cửa khơng cho ra ngồi, cịn có trường hợp vợ bị đánh nhưng khơng dám nói ra đến khi bị phát hiện thì mới nói”.

(TLN, nữ, 35t, nhóm phụ nữ Thị Trấn Kỳ Sơn) Có trường hợp người vợ nhẫn nhịn, chịu đựng trong suốt một thời gian dài bất chấp người chồng rất vũ phu và tệ bạc.

“Hàng xóm nhà tơi thường bị chồng đánh nhưng thường cam chịu, khơng

dám kiện hay làm gì cả”

(TLN, nữ, 36t, Nhóm phụ nữ Thị trấn Kỳ Sơn) Nhìn chung, tại Thị trấn Kỳ Sơn dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình là bạo lực về thể chất. Đa phần người đàn ông sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ, tuy nhiên, có những lúc họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý như mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ… hoặc có những hành vi, kiểm sốt về kinh tế.

“...tôi ở nhà trông con, làm việc nội chợ. Cả nhà trơng vào đồng lương của chồng, cứ đi thì chớ, về tới nhà là phàn nàn, chì chiết”.

“Ở đây cũng có trường hợp người vợ khơng được nắm kinh tế trong gia đình, mọi chi tiêu đều do người chồng nắm giữ, mỗi lần cô ấy đi chợ, cô ấy phải xin chồng tiền, về nhà phải báo cáo tiêu hết bao nhiêu trong ngày hơm ấy. Cũng vì cơ ấy ở nhà làm nội trợ nên khơng có việc làm, khơng tự chủ về mặt kinh tế được”.

(PVS, nữ, 56t, cán bộ tổ tuyên truyền, hịa giải Thị trấn Kỳ Sơn) Vì nhiều yếu tố khách quan mà ba ̣o lực tinh thần khó nhìn thấy , khó phát hiê ̣n và khó nói ra nên được cho là ít xảy ra.

“Ở đây chủ yếu chồng uống rượu vào rồi đánh chửi vợ tùm lum, đuổi vợ ra khỏi nhà, cũng có người ngoại tình rồi về nhà ghẻ lạnh với vợ con. Trường hợp bạo lực tinh thần hay hình thức ngăn cấm vợ khơng cho tiếp xúc với người ngồi, hoặc bạo lực tình dục ở đây khó thấy, có lẽ họ cũng khơng báo, cho nên tổ hịa giải khơng biết…Các cặp gia đình có bạo lực đều được lập danh sách quản lý, hàng tháng đều có rà sốt để có biện pháp can thiệp phù hợp.

(PVS, nữ, 50t, cán bộ tổ tuyên truyền, hòa giải Thị trấn Kỳ Sơn) Đặc biệt với hành vi bố mẹ mắng chửi con cái cũng xảy ra thường xuyên và chủ yếu có liên quan đến việc chăm sóc và học hành của con, nhiều khi do mâu thuẫn vợ chồng xảy ra mà to tiếng với con.

“Bố mẹ cãi nhau xong nhiều lúc bản thân mình cũng khơng kiềm chế được mà mắng con cái thơi. Nhiều lúc bực mình, biết là khơng nên đánh con nhưng khơng thể nào mà chỉ nói nhẹ nhàng với con được”.

(TLN, nữ, 41t, Nhóm phụ nữ)

“Đi làm về thì mệt mà con cái cứ bày bừa ra, xong mình lại phải đi dọn dẹp mệt mỏi lắm”.

(TLN, nữ, 29t, Nhóm phụ nữ) Như vậy qua kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình bạo lực gia đình tại Thị trấn Kỳ Sơn tồn tại dưới nhiều hình thức như bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế. Hành vi bạo lực thể xác, chủ yếu do người chồng "khởi xướng" xảy ra phổ biến nhất trên toàn thị trấn. Các hành vi bạo lực này thường xảy ra đằng sau những cánh cửa khép kín và thành viên trong gia đình cịn cố tình che giấu cho người bạo hành, đã vơ tình góp phần duy trì hành vi BLGĐ gây tổn hại đến tâm lí

và sức khỏe của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của họ về vấn đề bạo lực gia đình.

2.1.2. Nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực gia đình tại địa phương

Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực gia đình tại địa phương chủ yếu là do “sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy...” với 78 người lựa chọn, chiếm 74,3%. Thứ hai là “Điều kiện kinh tế khó khăn” với 61 người lựa chọn, chiếm 58,1%. Tiếp theo là “Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến” 40 người, chiếm 38,1%. Các nguyên nhân còn lại, số người lựa chọn tương đối ít và khơng chênh lệch nhiều là “Mâu thuẫn gia đình” 32 người, chiếm 30,5%, “Ngoại tình” 25 người, chiếm 23,8%. Hai nguyên nhân “Nhận thức còn hạn chế” và “Cộng đồng, xã hội còn coi nhẹ, chưa quan tâm” đều có số người lựa chọn bằng nhau là 18 người, chiếm 17,1%.

Với kết quả thảo luận nhóm, cũng cho thấy nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hành vi bạo lực gia đình là do người chồng lạm dụng rượu bia và hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.

“Do men rượu thơi. Nó thấm vào trong người, rồi nhìn thấy vợ, thấy con ngứa mắt là đánh, lúc đấy là đánh hăng lắm, đánh không ngừng tay”.

(TLN, nữ, 41t, Nhóm phụ nữ)

“Ở đây uống rượu cần đã trở thành văn hóa, vì thế đàn ơng cứ mượn cái cớ đó để mà uống rượu, hầu như là ngày nào cũng uống, nhưng uống khơng có điểm dừng, uống đến mức say xỉn rồi vịn vào đó mà mắng chửi, quát tháo vợ con. Kinh khủng lắm”.

(TLN, nữ, 35t, Nhóm phụ nữ)

“Nhà tơi ở cạnh nhà một anh hay uống rượu. Của đáng tội, mỗi lần uống say là đánh vợ. Vì cái lý do là nhà có 3 cơ con gái, khơng có con trai nối dõi tông đường, mắng chửi vợ suốt ngày là không biết đẻ. Thế là thôi, cứ rượu chè vào là y như rằng hơm đó đánh vợ”.

(TLN, nữ, 36t, Nhóm phụ nữ) Tại đây, bạo lực gia đình cũng thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống

thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ.

“Chủ yếu là cãi nhau liên quan đến tiền bạc thơi, nghèo thì nó nảy sinh nhiều vấn đề lắm, cứ chăm chỉ làm ăn thì thời gian đâu mà nghĩ đến đánh nhau”.

(TLN, nữ, 29t, Nhóm phụ nữ)

“Chung quy tất cả đều là khơng có kinh tế, gánh nặng cơm áo gạo tiền không lo được, áp lực gây ức chế rồi xích mích đánh nhau, chửi nhau. Có khi bực tức cịn đánh cả con”.

(TLN, nữ, 47t, Nhóm phụ nữ) Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ nữ giới và nam giới khơng cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật phòng chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) (Trang 51 - 56)