CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
1.1.4. Bạo lực gia đình
Luật phịng chống bạo lực gia đình được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 21/11/2007 đi ̣nh nghĩa:“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại vể thể chất, tinh thần, kinh tế, đối với thành viên khác trong gia đình.” [14, tr.51].
Về mă ̣t hình thức , có thể phân biệt bạo lực gia đình thành những hình thức chủ yếu là bạo lực thể chất , bạo lực tình dục , bạo lực tinh thần , bạo lực kinh tế . Về mức độ gây tổn hại có thể phân biệt bạo lực gia đình cực kỳ nghiêm trọng , nghiêm trọng và ít nghiêm trọng . Tương ứng với mỡi loa ̣i ba ̣o lực này có những cách thức , biê ̣n pháp phòng , chống phù hợp cần phải tính đến khi thực hiê ̣ n Luâ ̣t PCBLGĐ ở đi ̣a phương. Ngày 25 tháng 11 hằng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày Quốc tế phịng, chống bạo lực gia đình và đây được coi là vấn đề mang tính tồn cầu.
Trên thế giới bạo lực gia đình cịn được xem là bất kỳ hành vi lạm dụng nào trong một mối quan hệ mật thiết (vợ chồng, bạn tình) gây nguy hại về thể chất, tâm lý hay tình dục cho những người trong mối quan hệ đó. Đại đa số nạn nhân của bạo lực gia đình và các hình thức bạo lực khác là phụ nữ và quyền của họ bị vi phạm nghiêm trọng nhiều trường hợp. Đại hội đồng LHQ đã đưa ra Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo các quyền của phụ nữ. Trong Tuyên bố này, bạo lực đối với Phụ nữ được định nghĩa là bất kỳ hành động nào gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tâm lý hay tình dục kể cả những lời đe dọa hay độc đoán, tước quyền tự do dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư. Hành vi bạo lực gia đình được xem là hành vi của các thành viên gia đình nhất định gây thương tích cho các thành viên khác trong gia đình, nó cũng được áp dụng cho các thành viên gia đình trong các trường hợp ly hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.