CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Các hình thức hỗ trợ kiến thức về Luật phòng chống bạo lực gia đình tạ
2.3.3. Một số hoạt động trong việc hỗ trợ kiến thức về luật PCBLGĐ tạ
phương
Theo kết quả khảo sát cho thấy những ý kiến cần phải thay đổi về các biện pháp thực hiện hỗ trợ kiến thức Luật PCBLGĐ như sau:
Bảng 2.5: Các hoạt động hỗ trợ kiến thức Luật PCBLGĐ tại địa phƣơng
Hoạt động Số lƣợng Tỷ lệ %
Tuyên truyền về bình đẳng giới 68 64,8
Phát hiện, báo tin về trường hợp bị BLGĐ 41 39,0
Có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân 51 48.6
Chăm sóc nạn nhân tại cơ sở y tế 53 50.5
Tư vấn pháp luật, tâm lý 56 53.3
Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu 37 35.2
Xây dựng địa chỉ tin cậy, tạm lánh 22 21
Cấm người gây bạo lực tiếp xúc với nạn nhân 30 28,6
Khác 0 0
Hiện nay, đã có một số hoạt động được đưa ra thực hiện tại địa phương nhằm hỗ trợ kiến thức về Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, thơng qua lồng ghép trong các hoạt động khác nhau với tên gọi khác nhau, khơng chính thức là hỗ trợ kiến thức Luật PCBLGĐ nhưng với mục tiêu là tuyên truyền giáo dục giảm thiểu BLGĐ tại địa phương. Theo như kết quả trình bày tại chương 2, các biện pháp chính được thực hiện bao gồm Tuyên truyền Luật phòng chống BLGĐ qua loa đài, ký cam kết xây dựng gia đình văn hóa, tổ chức hòa giải, xử lý những người gây bạo lực gia đình, lồng ghép hoạt động phịng chống BLGĐ với các hoạt động khác, trực tiếp đến nhà tuyên truyền (chỉ áp dụng cho những gia đình thường xuyên xảy ra và được báo cáo lên trưởng khu), áp phích, tờ rơi. Các hoạt động mang tính chất hơi hướng cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức về Luật PCBLGĐ ở địa phương dường như chưa có. Hoạt động hịa giải thường gắn liền với nội dung hướng dẫn về kỹ năng sống, hịa giải vợ chồng. Mặc dù có đưa nội dung Luật hơn nhân gia đình và Luật PCBLGĐ vào tuyên truyền nhưng theo ý kiến của người dân , cách tuyên truyền và lồng ghép nô ̣i dung phòng , chống BLGĐ hiê ̣n nay ở các đi ̣a phương là chưa có hiê ̣u quả vì chủ yếu là “nói” , “khuyên can” đặc biệt chưa có biê ̣n pháp xử lý hành chính như phạt ng ười gây ra BLGĐ. Trên thực tế, đây là loa ̣i biê ̣n pháp tình
thế bắt buô ̣c phải làm khi thực sự cần thiết bởi vì viê ̣c nô ̣p pha ̣t không đơn giản đối với gia đình có BLGĐ.
Mặt khác, các hoạt động cho Phòng chống BLGĐ thường không được cấp kinh phí, cho nên những hoạt động chỉ mới đang dừng lại ở mức dựa trên sự nhiệt tình của những người tham gia. Theo kết quả thảo luận nhóm cho biết thêm:
“...việc quan trọng nhất trong hoạt động PCBLGĐ là được hỗ trợ kinh phí để Hội LHPN có cơ hội tổ chức một cuộc hội thảo trợ giúp pháp lý cho người dân nhằm cung cấp thông tin”
(TLN, nữ, 39t, Nhóm cán bộ) Và khi tư vấn, hịa giải thì nội dung cũng chung chung:
“Cho đến nay tổ hòa giải cấp phường, cấp cơ sở chưa được tập huấn nâng cao kỹ năng về hòa giải cũng như kỹ năng tư vấn và truyền thơng trên cơ sở Luật phịng chống bạo lực gia đình, cho nên khi tiến hành hịa giải chúng tơi cũng mới chỉ đề cập sơ qua đến Luật PCBLGĐ, đồng thời cách thức tư vấn cũng chỉ mới làm theo kinh nghiệm của cá nhân, trong tổ hịa giải ai biết nhiều nói nhiều, chưa theo một bài bản nào cả. Cả về truyền thông cũng vậy, mới chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Nếu được tập huấn nâng cao kỹ năng về hịa giải, về tư vấn về truyền thơng trên cơ sở Luật phòng chống bạo lực gia đình, tơi tin là hiệu quả hịa giải sẽ cịn cao hơn nữa”
(TLN, nữ, 44t, Nhóm cán bộ) Việc giải quyết các hoạt động có liên quan đến BLGĐ chủ yếu được phân quyền trách nhiệm cho Hội phụ nữ và Tổ hịa giải, rất ít cá nhân cho rằng tự mỗi người trong cộng đồng phải có trách nhiệm xử lý và kết nối để giải quyết vấn đề. Sự xác định trách nhiệm cho phép nâng cao ý thức cộng đồng, tạo nên sức mạnh cộng đồng giúp lan tỏa việc giải quyết xử lý các vấn đề của cộng đồng. Có thể giải thích việc Hội phụ nữ được coi là đơn vị chịu trách nhiệm đầu tiên bằng thực tế là phụ nữ thường là nạn nhân của BLGĐ và hội phụ nữ có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của phụ nữ, do vậy hội phụ nữ cấp thơn được coi là người có trách nhiệm cao nhất trong phòng chống BLGĐ. Trách nhiệm cao thứ hai thuộc về “Tổ dân phố” ,đứng ở vị thứ ba “tổ hịa giải cấp thơn” và “cơng an cấp thơn” và chính quyền. Các tổ chức khác ở cấp thôn không được quy trách nhiệm cao và chưa phát huy được vai trị trong
phịng, chống BLGĐ. Trong khi đó, “cán bộ y tế cấp thơn” có lẽ chủ yếu đóng vai trị hỗ trợ, chăm sóc, chữa trị nhằm giảm thiểu hậu quả, tác hại của BLGĐ chứ khơng dự phịng được hành vi BLGĐ.
Hoạt động tập huấn được nhắc đến như là một biện pháp rất quan trọng hàng đầu cho trách nhiệm tuyên truyền nhưng đằng sau kết quả hoạt động tuyên truyền như thế nào thì chưa được nói rõ. Những ý kiến giúp nâng cao hình thức hoạt động tuyên truyền có nhấn mạnh quan điểm là cần có sự tham gia của nam giới, của cộng đồng và nạn nhân.
“Cần lồng ghép tun truyền hội thảo ở thơn, xóm cho nam giới dự”
“Các ông chồng cần được chuyện trị, tâm sự và có nhiều cuộc gặp cho nam giới” “Chúng tơi cũng mong là cái đồn thể mà đơng đảo đàn ông là hội cựu chiến binh phải tham gia.Chị em phụ nữ muốn nhà nước có thể chế rõ ràng phải đi sâu và làm sao phải gắn được với chỗ các ông đàn ông cơ chứ gắn mãi với chị em phụ nữ thì chẳng giải quyết được gì cả, chị em mình là người bị chứ khơng phải là người thực hiện cái đấy nên khó cho chị em phụ nữ”
(TLN, nữ, 55t, Nhóm cán bộ) Hội phụ nữ và các nhóm tổ chức xã hội khác tại địa phương khi đến thăm gia đình cũng chỉ dừng lại ở mức hỏi thăm, vận động và trao đổi chứ chưa hẳn là cuộc tư vấn chuyên nghiệp, xử lý được vấn đề, ghi lại, báo cáo. Các cuộc thăm hỏi không thường xuyên và chỉ kéo dài 1-2 lần mang tính chất ghi nhận hơn là xử ý. Trong khi đó tổ trật tự dân phịng là lực lượng chuyên trách giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương thì chưa hồn thành nhiệm vụ của mình, coi đó khơng phải là trách nhiệm và lĩnh vực mình tham gia.
”Nếu ở thơn mà xảy ra đánh nhau thì chỉ có gọi trưởng thơn thơi chứ biết gọi ai được, vì mấy cái này nó nhỏ, với cả người ta nghĩ là chuyện riêng hơn là chuyện cộng đồng”.(TLN số 3).
Tại địa phương có hoạt động phát hiện và báo tin. Nhưng theo ý kiến đánh giá của thảo luận nhóm biện pháp này chưa mang lại hiệu quả vì ít người biết được để báo tin chỉ khi nào đánh nhau mà hàng xóm biết thì mới báo tin cho người nhà của nạn nhân đến để kịp thời ngăn chặn.
“Nhà người ta đánh nhau mà mình biết thì chỉ báo cho người nhà họ đến can thiệp thơi chứ cũng khơng báo chính quyền”.
(TLN, nữ, 53t, Nhóm cán bộ) Cần thấy rằng, nếu khơng có “tai mắt quần chúng” trong việc phát hiện, báo tin về trường hợp BLGĐ thì các cơ quan như tổ phụ nữ, tổ hịa giải hay chính quyền địa phương và cơng an cũng khó có thể biết trường hợp BLGĐ. Trên thực tế, đã có khơng ít những vụ BLGĐ xảy ra trong một thời gian dài mới được phát hiện để xử lí thủ phạm và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ.
Các hoạt động khác để trực tiếp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ ít được thực hiện ở địa phương là: hoạt động “xây dựng chỉ tin cậy, nhà tạm lánh”, “hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu” và “cấm người gây bạo lực tiếp xúc với nạn nhân”. Qua đây có thể thấy rằng trên thực tế đang có khoảng cách xa giữa hoạt động “phát hiện, báo tin về trường hợp BLGĐ” hoặc có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân một cách chung chung với các hoạt động cụ thể, thiết thực để bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ như “cấm người gây bạo lực tiếp xúc với nạn nhân” “hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân BLGĐ” và “xây dựng địa chỉ tin cậy, tạm lánh” trong khi những điều này lại rất cần thiết và quan trọng đối với người phụ nữ. “Địa chỉ tin cậy” ở đây được nhắc đến như là nhà của người thân, nhà của bạn bè và nhà của trưởng thôn. Việc tư vấn tâm lý chỉ dừng lại ở cơng tác hịa giải chứ chưa có sự hỗ trợ một cách bài bản. Việc kiểm tra tình hình BLGĐ cũng chưa được thực hiện hàng tháng tại địa phương. Vì chưa có những hoạt động can thiệp truyền thống trước đó nên người ngồi cũng khó can thiệp vấn đề tại gia đình. Nhìn chung, hoạt động hỗ trợ kiến thức về PCBLGĐ tại địa phương còn chưa phổ biến và khi sự việc BLGĐ xảy ra thì rất ít người muốn nhắc đến Luật mà chỉ tìm kiếm cách để thốt khỏi tình huống bị bạo lực. Do vậy, địa phương rất cần có những thay đổi trong cách thức tuyên truyền Luật và hấp dẫn được người dân và nam giới tham gia vào những sự kiện này.