CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
1.2.3. Lý thuyết hệ thống
Hệ thống là thuật ngữ sử dụng chỉ tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định. Lý thuyết hệ thống xuất hiện từ thời cổ đại cho rằng thế giới như một thể thống nhất theo hệ thống triết học về ý thức vũ trụ của Hegel. Đến thời kỳ trung và cận đại, sự xuất hiện của lý hóa sinh đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của tư duy hệ thống. Dần dần đến thời kỳ hiện đại, từ những tư tưởng của cách mạng cơng nghiệp, hệ thống máy móc đã gợi ra sự tương tác vận hành của bộ máy hành chính, cơ chế quản lý, địn bẩy kinh tế. Sau đó cao hơn, từ cách tiếp cận sinh học, hệ thống được xét đến trong mối quan hệ máu thịt – hữu cơ. Các nhà nghiên cứu tiêu biểu cho lý thuyết hệ thống bao gồm L.V Bertalaffy (1901 – 1972) – nhà sinh học người Áo với lý thuyết hệ thống cơ thể (1930) và Lý thuyết hệ thống tổng
thể (1968); Nhà tâm lý học người Anh (1917 – 1999); nhà toán học người Mỹ Claude Elwood Shannon, nhà xã hội học người Mỹ T.Parson xuất bản ấn phẩm “Hệ thống xã hội” xem xét xã hội ở 4 khía cạnh: thích ứng, đạt mục tiêu, hội nhập và duy trì hệ thống.
Theo từ điển Tiếng việt định nghĩa “Hệ thống” là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. Còn theo Bertalanffy “hệ thống là phức hợp các phần tử có quan hệ nhất định với nhau và với môi trường”.
CTXH quan tâm đến sự nối kết xã hội và các mối quan hệ xã hội của con người và cũng quan tâm tới các mục tiêu xã hội như công bằng xã hội hoặc thay đổi xã hội cũng như công việc chung giữa người với người (liên cá nhân). Các quan điểm lý thuyết hệ thống trong CTXH có nguồn gốc từ hệ thống tổng quát của Bertalanffy (1971). Đây là lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ những tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ những nguyên tử mà được tạo dựng từ các phân tử nhỏ hơn. Lý thuyết này được áp dụng với hệ thống xã hội cũng như hệ thống sinh học. Tác giả Hanson (1995) cũng cho rằng giá trị của lý thuyết hệ thống chính là nó đi vào giải quyết những vấn đề về tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vi xã hội hoặc con người. Các quan niệm chính cho rằng, các thực thể hệ thống có hệ thống đóng và hệ thống mở hoặc coi là một tiến trình có đầu vào – đầu ra của khối lượng - phản hồi mà dẫn đến những trạng thái của hệ thống bao gồm ổn định, điều hịa/cân bằng, khác biệt, khơng tính tổng hay trạng thái trao đổi. Nhìn chung những quan điểm này đều là những dấu mốc cụ thể để ứng dụng lý thuyết này trong các khoa học khác.
Lý thuyết hệ thống được coi là một trong những chiều hướng phù hợp về sự phát triển, hướng đến cái tổng thể (Hanson, 1995). Tác giả Robert (1990) cũng xem xét lý thuyết này như là một mơ hình mang tính hòa nhập đang được phát triển trong CTXH và thường được ứng dụng trong trị liệu gia đình. Ưu điểm của lý thuyết hệ thống là nó phản ánh một số khía cạnh về các tổ chức xã hội và các chính sách xã hội hiện nay.
Tác phẩm được sử dụng rộng rãi giữa mối liên hệ giữa hệ thống sinh thái và CTXH là của Pincus và Minahan (1973). Nguyên tắc về tính tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng, do đó, CTXH nhấn mạnh đến những hệ thống như vậy.
Ba hình thức hệ thống cơ bản trong CTXH bao gồm:
Hệ thống phi chính thức hoặc tự nhiên (gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp..)
Hệ thống chính thức (nhóm cộng đồng, các tổ chức cơng đồn..) Các hệ thống xã hội (bệnh viện, nhà trường..)
CTXH xem xét các thành tố trong các tương tác giữa thân chủ và những đối tượng liên quan và mơi trường của họ mục đích là để giúp đỡ cá nhân thể hiện được những nhiệm vụ của cuộc sống cà có tầm quan trọng đối với chúng ta.
Pincus và Minahan phân loại 4 hệ thống ứng dụng trong CTXH bao gồm:
Hệ thống Mô tả Ứng dụng trong nghiên cứu
Hệ thống tác
nhân thay đổi Nhân viên xã hội và tổ chức mà họ làm việc trong đó và hệ thống kỹ thuật/tài liệu/nguồn lực tạo nên thay đổi.
Tồn bộ những cán bộ hịa giải, cán bộ hội phụ nữ, công an, những nhân viên trợ giúp, gia đình, cộng đồng chung sống cùng nhóm phụ nữ bị bạo lực. Hệ thống thân
chủ Cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng đang tìm kiếm các hình thức hỗ trợ và tham gia vào việc giải quyết với hệ thống tác nhân thay đổi.
Thân chủ mà nhân viên CTXH sẽ làm việc cùng. Chủ yếu là nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Hệ thống mục tiêu
Các cá nhân mà hệ thống thay đổi đang cố gắng đổi thay nhằm mục đích hệ thống
Bao gồm hệ thống mục tiêu của nhân viên CTXH, mục tiêu của người hòa giải, cán bộ luật, nhóm làm luật, các hệ thống mục tiêu này khác nhau.
Hệ thống hành
động Các cá nhân cùng thực hiện các hệ thống tác nhân thay đổi nhằm đạt được mục đích riêng.
Mối liên hệ giữa thân chủ - nhân viên xã hội – các nguồn lực con người – nguồn lực địa phương cho truyền thông. Mối quan hệ giữa các cá nhân mang tính hợp tác, có chung mục đích (nhân viên xã hội và phụ nữ bị bạo hành, người hịa giải, tun truyền và nhóm thực hiện
luật), mang tính thương lượng có sự đồng thuận về phương pháp, cách thức, thậm chí mang tính xung đột nếu như mục đích hoặc mục tiêu đối lập nhau. Bản thân tiến trình của mỗi đối tượng trong mối quan hệ từng hệ thống cũng sẽ được phân chia thành từng bước khác nhau cùng với những kỹ năng hỗ trợ.
Tất cả các cá nhân tham gia vào q trình thực hành đều có liên quan đến một mục tiêu chung và làm việc theo những hệ quả chung ví dụ như trong nghiên cứu này là đạt được mục tiêu tuyên truyền một cách hiệu quả Luật chống bạo lực gia đình. Nhìn chung, việc duy trì những cách thức quan hệ chặt chẽ giúp các đối tượng thực hành thay đổi giữa trọng tâm về xã hội và cá nhân với nhau.
Cơ chế vận hành duy nhất của hệ thống đó là “ đầu vào” và “đầu ra”: loại tác động hệ thống nhận được từ mơi trường và kết quả của q trình hoạt động của hệ thống. Đầu vào trong nghiên cứu dựa vào tập hợp đặc điểm văn hóa tập quán địa phương, tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương, sự hiểu biết về luật tại những thời điểm xác định khác nhau trong cùng một cộng đồng làng xã xác định, có những liên hệ bên trong đó. Nếu hệ thống có thể tự ổn định, cân bằng thì khơng cần có sự can thiệp nhưng khi hệ thống có sự khác biệt, thay đổi tạo ra những bất lợi cho những phần tử bên trong địi hỏi cần tìm hiểu ngun nhân tại sao và giúp các thân chỉ sử dụng và tăng cường khả năng của mình để giải quyết vấn đề, xây dựng các mối quan hệ giữa các cá nhân và các hệ thống nguồn lực, giúp hoặc bổ trợ thêm những tác động giữa cá nhân và hệ thống nguồn lực, đồng thời cải thiện, thay đổi chính sách.