CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Một số giải pháp hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật Phòng,chống bạo
3.2.1. Giải pháp về hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, giáo dục pháp luật và tư vấn về
tư vấn về pháp luật
Việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động về phòng chống bạo lực gia đình là hết sức cần thiết và sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như thái độ ứng xử của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, góp phần bảo vệ hạnh phúc, sự phát triển lành mạnh của mỗi gia đình.
Khi chọn giải pháp hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cần hướng đến hai mục tiêu chính đó là cái đích cuối cùng của việc đưa luật vào cuộc sống để luật có hiệu lực thực sự trên thực tế và các cơ chế để thực hiện luật này. Nhìn chung việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cần có thời gian và địa điểm phù hợp để khơng hình thành những buổi tuyên truyền qua loa, chạy theo thành tích, khơng có hiệu quả. Hiện nay Đảng, Nhà nước ta đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề nêu cao tinh thần dân chủ, tương thân tương ái và bình đẳng giới, khi đưa ra những hành lang pháp lý cho một dự án luật, thiết nghĩ, cần có một cán cân nhất định. Đó là sự thẩm định của chính những người đang cầm cân nẩy mực cho dự thảo Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, bên cạnh đó có sự hỗ trợ, bổ sung của Luật Hơn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự, Luật Bình đẳng giới...
Khi Luật Phịng, chống bạo lực trong gia đình được thơng qua, người thực thi pháp luật sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đưa Luật này đi sâu vào cuộc sống. Hiện nay, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhiều gia đình vượt lên, thốt khỏi cảnh đói, nghèo và ý thức gìn giữ hành phúc gia đình càng được chú trọng. Xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi bạo lực trong gia đình theo đúng quy định của pháp luật, xử lý người vi phạm đồng thời răn đe, phòng ngừa những đối tượng khác. Ở đây không phải là xử lý mà cịn nhằm mục đích
cao cả khác đó là giáo dục, ngăn chặn, phịng ngừa bạo lực trong gia đình, để người người tuân thủ pháp luật và luật thực sự bảo vệ lợi ích của mỗi người.
Luật Phịng, chống bạo lực gia đình nêu rõ: Những nạn nhân bạo lực trong gia đình chỉ được hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp khơng có nơi ở nào khác; khơng tự mình lo được hoặc khơng có sự hỗ trợ nào về các nhu cầu thiết yếu từ người thân, bạn bè. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã xem xét và hỗ trợ khẩn cấp cho nạn nhân trong vịng khơng q 12 giờ kể từ khi có yêu cầu của nạn nhân. Đây là vấn đề nhạy cảm và điều những nạn nhân cần là phải hỗ trợ đắc lực một hệ thống pháp luật để bảo vệ họ. Nạn nhân được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình. Các cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, trung tâm hỗ trợ pháp lý Nhà nước, người hoặc tổ chức được Ủy ban Nhân dân cấp xã công nhận là địa chỉ đáng tin cậy tại cộng đồng tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc tư vấn phù hợp cho nạn nhận bạo lực gia đình. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia và thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn và phịng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ một phần kinh phí để thành lập và phục vụ hoạt động của một số cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phịng, chống bạo lực gia đình theo kế hoạch. Cần nêu cao hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, các Hội, các câu lạc bộ văn hóa cộng đồng... trong việc tuyên truyền và phát huy tính dân chủ, bảo vệ lợi ích của những nạn nhân bạo lực gia đình, khuyến khích họ thẳng thắn nói lên những tổn thương họ phải gánh chịu do hành vi bạo lực gia đình gây ra. Và họ phải đứng về phía những người bảo vệ họ, đứng về phía pháp luật để đưa những đối tượng có hành vi bạo lực gia đình ra xét xử cơng khai, nhằm răn đe, giáo dục nhiều đối tượng khác. Cần chú ý đến các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ như kịp thời bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gia đình gây ra gồm: buộc chấm dứt bạo lực gia đình; cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; cấm người sử dụng hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Từ thực tế, cần rút ra một điều là việc ban hành Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình là hết sức cần thiết và để Luật đi vào thực tế và có tính khả thi cao, điều cốt lõi là những lợi ích mà Luật này mang lại cho cá nhân mỗi người là tạo được niềm tin trong nhân dân về các nội dung đã được Luật quy định là một việc cần và nên làm, nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng của cơng dân.
Vì vậy việc ban hành Luật phịng, chống bạo lực trong gia đình là nhu cầu cấp thiết. Điều này có một ý nghĩa thực tiễn nhất định, khi Luật này được ban hành, các cấp, các ngành địa phương cần phải tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục luật có liên quan tới phịng, chống bạo lực trong gia đình. Cần tăng cường biện pháp giám sát thực thi pháp luật và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức và hiệu quả của tổ hịa giải ở cơ sở, tạo mơi trường tuyên truyền, cụ thể hóa các luật tại cơ sở. Hiện nay, việc tuyên truyền sâu rộng các Luật trong nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, như phương tiện đi lại, đối tượng được chọn để tuyên truyền đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa và nhận thức của người dân hiện nay cũng khác xa so với những năm trước đây. Bởi vậy khi chọn giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, chúng tôi đánh giá cao hiệu quả thực thi của Luật này. Bên cạnh đó, Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho Luật phòng, chống bạo lực trong gia đình. Hiện nay, vai trò của phụ nữ trong xã hội đã được nâng cao, nhiều người được nắm giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng và Nhà nước. Việc đẩy lùi các quan niệm “trọng nam khinh nữ” xưa kia cần được chú trọng hơn. Bình đẳng giới giúp phụ nữ và nam giới rút ngắn khoảng cách trong gia đình và ngồi xã hội. Luật Phịng chống bạo lực gia đình cũng đã quy định rõ việc xử lý hành vi bạo lực trong gia đình: đối với người có hành vi bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cán bộ, cơng chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình ngồi việc xử lý hành chính theo quy định cịn bị thơng báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục. Đối với người thường xun có hành vi bạo lực gia đình đã được giáo dục tại cộng đồng mà trong thời hạn 06 tháng kể từ
ngày áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đồng mà vẫn có hành vi bạo lực gia đình, người bị áp dụng hình thức phạt bổ sung đưa vào cơ sở giáo dục, trường hợp đối với người dưới 18 tuổi thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Việc hỗ trợ, tư vấn pháp luật cho người dân, đặc biệt là nạn nhân bạo lực trong gia đình, nâng cao trách nhiệm của xã hội, chính quyền, đồn thể trong phịng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội. Đặt mục tiêu lợi ích con người lên trên để ổn định đời sống và công bằng xã hội.