CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Nâng cao vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức về Luật
3.1.3. Đẩy mạnh công tác xã hội nhóm
CTXH nhóm là phương pháp đặc thù quan trọng sử dụng trong CTXH và là một phương pháp hay nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân , ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm); nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề; các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm
của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. Do vậy, CTXH nhóm cũng không khác nhiều so với tập huấn TOT tuy nhiên phương pháp này sẽ tận dụng mạng lưới của y tế thôn/bản vì mạng lưới này đã được tổ chức tốt với sự tham gia của đội ngũ nhân viên của ngành. Họ là những cán bộ đã có kinh nghiệm và qua đào tạo ở thị trấn và cấp xã, chẳng hạn như “cán bộ chuyên trách dân số” và “cộng tác viên dân số/nhân viên y tế thôn bản”. Các nhóm được hình thành theo đúng các bước của CTXH nhóm bao gồm: xác định mục tiêu hoạt động, xác định thành viên, xây dựng nhóm, bầu trưởng nhóm, thảo luận hoạt động nhóm, lên kế hoạch hoạt động, để nhóm tự duy trì. Yêu cầu với các nhóm theo hướng “tự lực” này bao gồm:
Có các thành viên bị bạo hành và không bị bạo hành tham gia Sinh hoạt thường xuyên theo chủ đề
Học tập về Luật PCBLGĐ và Luật Hôn nhân gia đình.
Xây dựng các địa chỉ tin cậy do Hội phụ nữ tổ chức. Đó là nhà của các cá nhân, nơi chị em phụ nữ có thể đến tạm lánh trong trường hợp bị bạo lực. Những địa chỉ này là nơi tạm lánh an toàn cho các nạn nhân khi họ không tìm kiếm được sự hỗ trợ từ gia đình, người thân hay bạn bè của họ. Những gia đình sẵn sàng giúp đỡ và có uy tín cao trong cộng đồng có thể đăng ký làm địa chỉ tin cậy. Các tổ hòa giải thuộc hệ thống của Bộ Tư pháp. Các tổ này hoạt động như cánh tay của Bộ Tư pháp ở địa phương nhằm “hướng dẫn, hỗ trợ và thuyết phục” các cá nhân đạt được thỏa thuận về những tranh chấp nhỏ. Ngoài ra, các tổ này cũng hỗ trợ dướihình thức trung gian và tư vấn cho các gia đình và những chị em phụ nữ bị bạo lực. Đồng thời đề xuất lên lãnh đạo, quản lý địa phương thay đổi về chính sách và những hỗ trợ cụ thể cho phụ nữ tại địa phương.
Các bài học từ địa phương khác về các nhóm/CLB này hoạt động truyền thông rất hiệu quả và được coi là một đầu mối phổ biến thông tin về BLG/BLGĐ tại địa phương. Trong khi việc lồng ghép các buổi phổ biến thông tin về BĐG và BLG/BLGĐ vào hoạt động của các nhóm/câu lạc bộ phụ nữ tương đối dễ dàng, thì áp dụng với xây dựng những nhóm nam giới tại địa phương cũng không phải là khó. “Các ông ý hay tụ tập nhau lắm, thành lập riêng cho các ông ấy thì họ cũng sẽ lập
thôi nhưng không biết có tuyên truyền và thay đổi tâm tính được không vì họ hay ngại và tự ái lắm” (TLN số 3). Việc lồng ghép những buổi phổ biến thông tin như vậy vào hoạt động của các nhóm/câu lạc bộ dành cho nam giới, đặc biệt là những nhóm/câu lạc bộ do Hội nông dân hoặc Đoàn thanh niên sẽ là tốt hơn vì mang tính phòng ngừa với những người chưa bước vào cuộc sống gia đình.