CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Một số giải pháp hỗ trợ kiến thức cho phụ nữ về Luật Phòng,chống bạo
3.2.2. Giải pháp đa dạng các hình thức về tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao
nâng cao nhận thức
3.2.2.1. Huy động sức mạnh dư luận xã hội
Tạo dư luận xã hội về phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình hiện nay khơng phải là khó song cũng khơng hồn tồn giản đơn bởi dư luận xã hội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất, nội dung sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, chất lượng thơng tin, trình độ nhận thức của quần chúng, nếp nghĩ, thói quen, phong tục tập quán của cộng đồng, vai trò của cá nhân lãnh đạo và sức mạnh của cả tập thể. Đối với bạo lực gia đình, việc tạo dư luận xã hội bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố đó. Một hiện tượng bạo lực xảy ra trong một gia đình, tại một cộng đồng khơng phải là khó để nhận biết song để hiểu đúng bản chất sự việc từ đó xác định thái độ, chính kiến thì khơng dễ dàng nếu như khơng có sự chuẩn bị tư tưởng, tâm thế cho cả một cộng đồng. Nói một cách khác, phải có một q trình hình thành dư luận xã hội, từ đó sẽ góp phần tạo một thói quen, một nếp sống, một thái độ sống cho cộng đồng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có một dư luận xã hội đúng đắn về những vấn đề chung và về vấn đề bạo lực gia đình. Chính vì vậy, nhất thiết phải định hướng dư luận. Định hướng dư luận xã hội là quá trình làm cho dư luận diễn ra đúng với quy luật trong đó phải tìm được con đường tối ưu để đưa dư luận xã hội đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình định hướng được bắt đầu bằng việc điều chỉnh dư luận, sắp xếp, sửa đổi, hiệu đính để thơng tin đúng với sự thật giúp điều khiển dư luận đúng hướng. Định hướng dư luận diễn ra trong suốt quá trình từ manh nha sự
kiện cho đến diễn biến và kết thúc, dập tắt sự kiện. Như vậy, định hướng dư luận là quá trình tác động hợp quy luật vào sự diễn biến của dư luận nhằm xác định phương hướng đúng của dư luận đồng thời hướng dẫn, thúc đẩy sự hình thành dư luận tích cực có nghĩa là dư luận phải khách quan chân thực, tập trung thống nhất và có tác dụng giáo dục cao. Đối với dư luận xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình, việc định hướng sẽ được diễn ra trong cả bốn giai đoạn hình thành dư luận.
3.2.2.2. Xây dựng mơi trường văn hóa trong cộng đồng khu dân cư
Bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội, thể hiện lối sống thiếu trách nhiệm, việc ứng xử thiếu văn hóa trong gia đình, phản ánh sự suy thối về đạo đức của một vài cá nhân, thành viên trong gia đình. Với tính tự giác, mỗi người dân, mỗi cá nhân trong xây dựng mơi trường văn hóa phải chủ động điều chỉnh các hoạt động, hành vi của mình theo các chuẩn mực, tiêu chí văn hóa. Mặt khác, khi mỗi cá nhân, thành viên trong xã hội ln được định hướng bằng những tiêu chí tốt đẹp và tự giác; như vậy sẽ khơi dậy lòng tự trọng của con người để tuân theo cái chân - thiện - mỹ, biết xấu hổ khi đã có những hành vi thơ bạo hay bạo hành trong gia đình.
Những giải pháp cơ bản phịng chống bạo lực gia đình thơng qua xây dựng mơi trường văn hóa trong cộng đồng khu dân cư, bao gồm:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người nhận thức rõ tính cấp bách và thách thức về bạo lực gia đình để đấu tranh ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ các hành vi bạo lực.
- Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm đầu tư tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, rèn luyện thể chất, vui chơi giải trí lành mạnh cho quần chúng nhân dân.
- Phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, đa dạng về hình thức, phong phú và lành mạnh về nội dung.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hóa, để gia đình văn hóa thực sự là cơ sở vững chắc trong việc xây dựng con người văn hóa, là pháo đài vững chắc trong phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình.
- Tăng cường vai trị lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức chính trị - xã hội trong cơng
tác phịng chống bạo lực phụ nữ trong gia đình với xây dựng mơi trường văn hóa và xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đơ thị.
3.2.2.3. Giải pháp về huy động nội lực của bản thân người bị hại
Bản thân người bị hại - hơn ai hết - phải nhận thức sâu sắc về tính phi đạo lý và tính phi pháp lý của hành vi bạo lực gia đình. Phi đạo lý tức là khơng thể chấp nhận được về phương diện đạo đức. Phi pháp lý tức là không thể chấp nhận được về phương diện pháp luật. Có nhiều hành vi bạo lực gia đình hồn tồn phi pháp lý (chẳng hạn đối với các trường hợp bạo hành về thể xác, nạn nhân bị đánh đập nhục hình với tỷ lệ thương tật trên 11% hoặc các hành vi xúc phạm nhân phẩm nghiêm trọng), có nhiều hành vi bạo lực gia đình mang tính phi pháp lý (ít nghiêm trọng hơn các trường hợp vừa nêu), và cũng có khơng ít hành vi bạo lực gia đình chỉ phi đạo lý (khơng đủ căn cứ pháp lý để buộc tội, chẳng hạn như các trường hợp bạo hành về tinh thần hoặc bạo hành về tình dục trong quan hệ vợ chồng). Đương nhiên đã phi pháp lý thì có nghĩa là phi đạo lý. Nếu bản thân người bị hại không nhận thức đúng mức về tính phi đạo lý và tính phi pháp lý của hành vi bạo hành gia đình dẫn đến tình trạng âm thầm chấp nhận và cam chịu, khơng có ý thức phản kháng để tự bảo vệ mình thì rất khó để cộng đồng có thể can thiệp có hiệu quả, càng rất khó để can thiệp bằng con đường pháp lý. Thậm chí trong một số ít trường hợp, người bị hại cịn đứng về phía thủ phạm gây ra bạo hành đối với chính bản thân mình nhằm vơ hiệu hóa sự can thiệp của những "hiệp sĩ" giữa đường thấy chuyện bất bình ... Cho nên, nội dung và biện pháp để huy động nội lực của bản thân người bị hại trong q trình phịng, chống bạo lực gia đình cần phải có những giải pháp, cụ thể:
Một là, làm thế nào giúp cho họ tự nhận thức được rằng dẫu do bất kỳ nguyên nhân nào thì bạo lực gia đình đều khơng thể chấp nhận được cả về phương diện đạo lý cũng như phương diện pháp lý.
Hai là, làm thế nào để họ có được chỗ dựa tinh thần vững chắc phịng khi bị khủng bố - khủng hoảng có thể được kịp thời trấn an và lấy lại sự tự tin. Chỗ dựa ấy có thể là một/một số đứa con hay một/một số thành viên khác chung sống trong gia đình, hoặc có thể một hoặc một số người láng giềng hay một/một số người có uy tín trong cộng đồng dân cư, trong cộng đồng đại gia đình, trong cộng đồng họ tộc ...
Chính nạn nhân là người trong cuộc mới có thể biết rõ rằng họ có khả năng tranh thủ ai hoặc khó có khả năng tranh thủ được ai trong các thành viên gia đình để bênh vực bảo vệ mình tại chỗ và tức thời kjhi xảy ra bạo lực gia đình đối với bản thân họ.
Ba là, làm thế nào giúp học tự hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương khi bị bạo hành.
Bốn là, làm thế nào giúp họ tự điều chỉnh bản thân mình nhằm hạn chế và loại trừ những duyên cớ sâu xa/trực tiếp dẫn đến bạo hành. Cộng đồng không chấp nhận hành vi bạo hành của thủ phạm chống bạo lực gia đình - điều đó đã đành - nhưng đồng thời cũng khó thơng cảm với những ứng xử thiếu văn hóa của nạn nhân bạo lực gia đình.
Cả 4 nội dung và biện pháp nêu trên đều khả thi trong điều kiện trên địa bàn thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình hiện nay, nhưng có thể nói khả thi nhất là làm thế nào giúp người bị hai tự hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương khi bị bạo hành cũng như làm thế nào giúp họ tự điều chỉnh bản thân mình nhằm hạn chế và loại trừ những duyên cớ sâu xa/trực tiếp dẫn đến bạo hành