- Độ thoả mãn, hài lòng của khách hàng: Dịch vụ ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu như chất lượng của dịch vụ ngày
1 Cơ cấu HĐV VNĐ (%) 69% 7% 82% 79% 78%
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hải Phòng
Trước năm 2007 là giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng đều, mạnh, toàn diện trên các mặt, tuy nhiên cuối năm 2007 đầu 2008, xuất hiện những bất ổn lớn về tài chính - tiền tệ đã ảnh hưởng toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Chính phủ đã phải thực hiện các chính sách tài chính – tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt mậu dịch dẫn đến hoạt động của các ngân hàng bị hạn chế. Sang năm 2009, 2010 nền kinh tế đối diện với nguy cơ suy giảm, tuy nhiên Chính phủ đã chuyển sang thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, các chính sách tiền tệ được sử dụng mềm dẻo hơn. Sáu tháng đầu năm 2011, hoạt động NHBL của các ngân hàng có nhiều trầm lắng do nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó khăn và có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt là trên thị trường tài chính tiền tệ, bất động sản.
Triển khai Nghị quyết 11/ NQ- CP ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ trương sử dụng linh hoạt, chặt chẽ và thận trọng các công cụ chính sách tiền tệ như: Kiểm soát tăng trưởng tín dụng cả năm 2011 dưới 20% , qui định trần lãi suất huy động vốn VNĐ là 14% và USD cá nhân là 2%. Tuy nhiên, bên cạnh cuộc chạy đua lãi suất, giữa các ngân hàng cũng có sự chạy đua trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ bằng việc đưa ra các chiến lược marketing, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng.
Hầu hết các NHTM trên địa bàn đều cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, và một số NHTM còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Master Card, Amex. Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác, cũng đang được phát triển mạnh.
Hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Hải Phòng ngày phát triển khẳng định được thương hiệu, vị thế của mình trên địa bàn cũng như trong hệ thống. Thể hiện ở một số kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.5: Một số kết quả phát triển DVNHBL trên địa bàn Hải Phòng
Đvt: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Giá trị Giá trị trưởngTăng Giá trị trưởngTăng Giá trị trưởngTăng
1 Huy động vốn 13.948 18.764 35,0% 25.180 34,0% 26.086 4,0%
2 Dư nợ bán lẻ 4.673 5.587 19,6% 6.198 10,9% 6.333 2,2%
3 Máy ATM (máy) 119 177 49,0% 215 21,0% 232 8,0%
4 Thẻ ATM (thẻ) 169.089 180.431 7,0% 325.674 60,0% 378.684 16,0%
5 Số lượng POS (chiếc) - 235 - 281 20,0% 302 7,0%
6 Thẻ tín dụng quốc tế 1.782 3.512 97,0% 7.251 106% 8.160 13,0%
Nguồn: Chi nhánh ngân hàng Nhà nước TP Hải Phòng
Hầu hết các NHTM trên địa bàn đều cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, và một số NHTM còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Master Card, Amex. Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác, cũng đang được phát triển mạnh. Bên cạnh đó, giai đoạn 2009-2010, các NHTM, công ty tài chính mở rộng gói sản phẩm cho vay tiêu dùng gián tiếp, cụ thể là sản phẩm cho vay trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải trên cơ sở hợp tác với các salon ôtô có uy tín như Toyota Hải Phòng, Ford Hải Phòng và dựa trên thu nhập, tài sản đảm bảo tiền vay của người mua xe ô tô. Ngoài ra, đông đảo các cặp gia đình trẻ có thu nhập khá và ổn định rất quan tâm đến dịch vụ mua nhà, đất ở trả góp vì sự ra đời các khu đô thị mới.
ngày 01/10/2008, BIDV Hải Phòng đã nhận thức rằng phát triển DVNHBL tốt sẽ là cơ sở để tạo lập một nền khách hàng vững chắc, đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng và không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của các ngân hàng hiện đại trên thế giới cũng như định hướng của BIDV Việt Nam. Ngân hàng đang từng bước triển khai định hướng phát triển DVNHBL với mục tiêu phấn đấu là ngân hàng chiếm lĩnh thị phần lớn nhất về cung cấp DVNHBL trên địa bàn Hải Phòng.
2.2.1. Dịch vụ huy động vốn
+ Xét về qui mô huy động vốn: Khi xác định đối tượng có nguồn vốn tương đối ổn định, bền vững trong hoạt động phát triển của Ngân hàng chính là nhóm khách hàng cá nhân, BIDV chi nhánh Hải Phòng đã liên tục triển khai các dịch vụ mới để thu hút nhóm đối tượng khách hàng này nhằm mục đích khơi tăng nguồn vốn.
Nếu như trước năm 2005, hoạt động huy động vốn dân cư của Ngân hàng đơn giản chỉ bao gồm khoảng 6 dịch vụ thì đến nay Chi nhánh đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng, tính đến 30/6/2011 có 16 dịch vụ huy động vốn
Bảng 2.6: Vốn huy động từ dân cư (2007 – 6/2011)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 T6/2011 Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) VHĐ dân cư 1.872 14 2.160 15,38 2.363 9,4 2.301 -2,62 2.224 -3,35 Tổng 3.936 10,75 4.237 7,65 5.113 20,68 4.372 -14,49 4.011 -8,26
VHĐ
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Hải Phòng
Sự đa dạng của các dịch vụ đã đáp ứng các nhu cầu gửi tiền của các đối tượng khách hàng khác nhau. Mặc dù lãi suất huy động chưa phải là cạnh tranh so với các NHTM khác nhưng đối với những khách hàng có nguồn tiền lớn thì sự an toàn vốn vẫn là một nhân tố quan trọng để họ quyết định lựa chọn ngân hàng BIDV Hải Phòng để gửi tiền. Hơn nữa, khi giao dịch với ngân hàng, khách hàng cảm thấy rất tiện nghi và thoải mái trước sự phục vụ nhanh và chu đáo của nhân viên.
+ Xét về quy mô và tỷ trọng huy động vốn từ dân cư:
Việc phát triển mạnh các dịch vụ mới đã nâng cao lượng vốn huy động của Ngân hàng cuối kỳ.
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn từ dân cư so với tổng huy động vốn của BIDV
(2007-Quý 2/2011)
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Hải Phòng
Quy mô huy động vốn cuối kỳ giai đoạn 2007-2009 tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. Nếu như năm 2007, huy động vốn dân cư tăng 262 tỷ
đồng, năm 2008 tăng 288 tỷ đồng thì đến năm 2009 chỉ tăng 203 tỷ. Điều này cho thấy Chi nhánh đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ trên địa bàn. Năm 2010, tổng huy động vốn Ngân hàng đạt được 4.372 tỷ đồng, giảm gần 15% so với năm 2009. Tính đến cuối tháng 6 năm 2011, Chi nhánh huy động được 4.011 tỷ đồng, giảm 8,26% so với năm 2010.
+ C ơ cấu huy động vốn từ dân cư: Huy động vốn bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với huy động vốn bằng ngoại tệ (USD, EUR). Nguyên nhân một phần do tâm lý chênh lệch mức lãi suất giữa gửi tiết kiệm bằng VND luôn cao hơn nhiều so với gửi bằng ngoại tệ.
Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng của Ngân hàng là thấp (chỉ chiếm xấp xỉ 10% tổng huy động vốn dân cư) trong khi đó lại có sự gia tăng đáng kể ở kỳ hạn gửi dưới 6 tháng. Điều này phản ánh tâm lý không ổn định của khách hàng gửi tiền, tính không ổn định của dòng tiền và sẽ tác động không tốt đến nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của chi nhánh.
Bảng 2.7: Cơ cấu huy động vốn dân cư (Đvt: tỷ đồng)
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Quý 2/2011
I Theo loại tiền gửi 1.872 2.160 2.363 2.301 2.224
1 Tiền gửi VND 1.458 2.009 2.056 2.048 1.735
Tỷ trọng 78% 93% 87% 89% 78%