II. Kế hoạch kiểm toán chung tại đơn vị
Nguồn: [13]– Trích từ Hồ sơ Kiểm toán năm 2011 số 14.2.2011.42 Nam Định
Kiểm toán viên cần tập trung những sản phẩm vay mang tính chất ngắn hạn nhưng lại cho vay dài hạn. Tại đơn vị chủ yếu cho vay ngắn hạn (chiếm 63,2% tổng dư nợ) và khách hàng chủ yếu là cá nhân (chiếm 55,05%). Tập trung chọn mẫu hợp đồng ngắn hạn.
- Độ tập trung theo tài sản bảo đảm:
Bảng 3.4: Cơ cấu tài sản đảm bảo của chi nhánh Nam Định tại30/04/2011 30/04/2011
STT Loại tài sản Giá trị Tỷ lệ TS cần lưu ý Ghi chú
1 Ô tô tải cũ của khách
hàng 1,700,000,000.00 0.37% x tỷ lệ cho vay thấp 2 PTVT đã qua sử dụng hình thành từ vốn vay 2,700,000,000.00 0.59% x tàu thủy 3 Nhà đất ở các vùng nông thôn của Bên
thứ 3
3,874,000,000.00 0.85% x tỷ lệ cho vay thấp …..
Tổng cộng 454,379,110,740.00 100.00%
Nguồn: [13] – Trích từ Hồ sơ Kiểm toán năm 2011 số 14.2.2011.42 Nam Định
Bảng số liệu trên cho thấy, tại chi nhánh Nam Định tài sản bảo đảm chủ yếu tập trung vào nhà đất ở nội thành của khách hàng, của bên thứ ba và ô tô dưới 10
chỗ hình thành từ vốn vay. Điều này dẫn đến việc kiểm tra hồ sơ giải ngân cần chú trọng việc định giá tài sản nhà đất, việc mua bảo hiểm cho ô tô và việc chuyển quyền thụ hưởng cho Vpbank. Bên cạnh đó có thể thấy, tại chi nhánh có một đặc điểm khá riêng biệt là cho vay tài sản đảm bảo bằng tàu thủy (một loại tài sản đặc biệt, khả năng xử lý khó) và một số tài sản nằm trong diện tỷ lệ cho vay thấp. Cần chú trọng đối với các tài sản mang tính rủi ro cao, các tài sản tỷ lệ thấp (kiểm tra tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo quy định).
* Chọn mẫu kiểm toán:
Chọn mẫu kiểm tra trực tiếp tại đơn vị: Việc chọn mẫu dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro, nhận diện được các vấn đề cần quan tâm sau khi có kết quả phân tích trên.
Tại Vpbank việc chọn mẫu kiểm toán dựa trên nguyên tắc ngẫu nhiên và bao quát rủi ro. Trên cơ sở các phân tích ban đầu về đánh giá rủi ro, kiểm toán viên quyết định các tiêu chí chọn mẫu sau:
Nợ xấu: chọn mẫu 100% các hợp đồng thuộc nhóm nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5);
Nợ nhóm 2: nhóm nợ chú ý, cần tập trung vào các hợp đồng quá hạn từ 60 đến 90 ngày, đặc biệt là chậm trả gốc, điều này cho thấy khách hàng đang gặp khó khăn trong việc trả nợ;
Kiểm tra các hợp đồng, khách hàng dư nợ lớn: dư nợ hợp đồng lớn và dư nợ của một khách hàng lớn (độ tập trung theo khách hàng);
Tài sản đặc biệt: có tính thanh khoản thấp hoặc rủi ro cao ví dụ như tàu biển, máy móc thiết bị dây truyền sản xuất (máy xúc, máy đào...), bất động sản khu vực ngoại thành, chứng khoán...;
Các hợp đồng nghi ngờ đảo nợ: kiểm tra các khách hàng thực hiện giải ngân và trả nợ gốc lãi trong một vài ngày gần nhau, kiểm tra mục đích vay vốn, hồ sơ giải ngân, có chú ý đến thân nhân của các hồ sơ, mối liên quan giữa các khách hàng tại chi nhánh cấp 1 và các phòng giao dịch trực thuộc hoặc giữa các phòng giao dịch với nhau;
quyết nhằm kiểm tra tính tuân thủ thẩm quyền phán quyết;
Các khoản vay từ 02 tỷ đồng trở lên tại các phòng giao dịch (kiểm tra thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng);
Danh sách các khoản vay có dấu hiệu chậm trả hơn so với sao kê; Danh sách các khoản vay tại các PGD có đảm bảo bằng giấy tờ có giá do Vpbank phát hành có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
Danh sách các khoản mới giải ngân trong vòng 01 tuần trước khi kiểm toán: mục đích kiểm tra việc họp ban tín dụng tại đơn vị có được tiến hành kịp thời và ghi chép đầy đủ hay không;
Ngoài những tiêu chí mang tính chất cố định qua các thời kỳ thì tiêu chí chọn mẫu dựa vào tình hình cụ thể, các chỉ thị, quyết định của Ngân hàng nhà nước, của Vpbank và những nét riêng trong quá trình phân tích là hết sức quan trọng vì những điều này mang tính chất thời điểm và đảm bảo việc tuân thủ kịp thời của các đơn vị. Cụ thể như:
Năm 2009 phát sinh nghiệp vụ hỗ trợ lãi suất từ Ngân hàng nhà nước: chọn mẫu các hợp đồng có hỗ trợ lãi suất nhằm kiểm tra việc hỗ trợ đúng đối tượng, đúng quy định tránh thất thoát cho nhà nước và tuân thủ quy định của vpbank;
Trong giai đoạn tháng 11/2010 khi mà có quy định của Ngân hàng nhà nước về việc hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản; việc một số ngân hàng gặp khó khăn khi xuất hiện nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng phát triển thì mẫu chọn cần tập trung những khoản vay liên quan đến bảo lãnh của Ngân hàng phát triển hoặc Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, các khoản vay bằng ngoại tệ, các khoản vay cầm cố chứng khoán, các khoản vay liên quan đến bất động sản....;
Trong giai đoạn 06 tháng đầu năm 2011 với chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 thì các tổ chức tín dụng thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất so với năm 2010, nhất là đối với cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán. Đến thời điểm 30/06/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ đạt tối đa 22% và giảm xuống 16% đến cuối năm 2011 phù hợp với mục
tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Theo đó chọn mẫu kiểm tra các hợp đồng cho vay sản phẩm là kinh doanh bất động sản, chứng khoán, phi sản xuất phát sinh trong thời gian trên;
Kết quả của việc chọn mẫu là các bảng thông tin về số lượng mẫu chọn, bảng tỷ lệ mẫu chọn theo sản phẩm vay, theo kỳ hạn hợp đồng (cho biết mức độ bao quát rủi ro của mẫu chọn).
Bảng 3.5: Tổng số mẫu chọn kiểm toán chi nhánh Nam Định TT Tiêu chí Số liệu tổng thể Số liệu chọn mẫu Tỷ lệ chọn mẫu