Theo mô hình trên, Phòng Kiểm toán nội bộ vẫn trực thuộc Ban Kiểm soát và cơ cấu tổ chức tại phòng gồm một trưởng phòng và ba phó phòng; và thực hiện chuyên môn hóa chức năng của từng bộ phận nghiệp vụ. Cùng với việc thay đổi cơ cấu tổ chức, Phòng Kiểm toán nội bộ VPbank còn có sự thay đổi lớn mạnh về chất lượng: nguồn lực con người, phương thức tiếp cận và cách thức kiểm toán.
Các nhóm nghiệp vụ phòng Kiểm toán:
Công việc hỗ trợ Kiểm toán: giám sát từ xa hoạt động hệ thống, giám sát sự tuân thủ hạn mức chính trong hoạt động ngân hàng, giám sát tuân thủ các chỉ thị Ban Tổng Giám đốc, đầu mối trong hoạt động thanh tra, tham giá kiểm toán độc lập (từ khâu có bút toán điều chỉnh), đầu mối hoạt động phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, theo dõi khắc phục kiểm toán, thanh tra, tập hợp chấm điểm vi phạm.
Đánh giá qui trình, cơ chế: theo dõi, hệ thống hóa, phân tích quy trình, qui định, văn bản pháp luật, mục đích, đánh giá tính đầy đủ, hợp lý của qui định, nhìn nhận những rủi ro có thể phát sinh, đề xuất tập trung kiểm toán, phổ biến những qui định mới, đánh giá hiệu quả các đợt triển khai sản phẩm mới.
Thực hiện kiểm toán nội bộ: phân tích trước kiểm toán, kiểm toán tại đơn vị và thực hiện báo cáo lưu trữ hồ sơ kiểm toán.
3.2. Thực trạng qui trình kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay tại VPbank
3.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán hoạt động cho vay
Do đặc điểm và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ có nét riêng so với hoạt động kiểm toán chung nên kiểm toán nội bộ được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý mang tính chất khá riêng biệt.
Với nội dung kiểm toán tuân thủ thì kiểm toán hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kiểm toán nội bộ tại VPbank thực hiện trên cơ sở tuân thủ các qui định pháp luật chung về hoạt động ngân hàng Luật các Tổ chức tín dụng ( năm 2004, số
47/2010/QH12, Quốc hội thông qua ngày 16/-6/2010 – Hiệu lực thi hành 01/01/2011), qui chế về hoạt động kiểm toán nói chung (Chuẩn mực kiểm toán), Qui chế kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng nói riêng (Quyết định số 37/2006/QĐ- NHNN ngày 01/08/2006), các văn bản qui định của Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ đồng thời hoạt động dựa trên cơ sở các văn bản qui định nội bộ của Vpbank như Qui chế Kiểm toán nội bộ của VPbank (Quyết định số 14- 2007/QĐ-HĐQT ngày 12/5/2007), Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán nội bộ Vpbank (Quyết định số 04-2010/QĐ-HĐQT ngày 08/01/2010).
Kiểm tra tính tuân thủ các qui định, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ thủ tục quản lý của hệ thống nên cùng với hệ thống các văn bản pháp qui chung và văn bản qui định về hoạt động chung của phòng Kiểm toán nội bộ trên thì kiểm toán hoạt động cho vay còn dựa trên cơ sở pháp lý của các văn bản chi tiết về cho vay, tài sản bảo đảm, bảo lãnh…được ban hành theo từng thời kỳ tùy thuộc vào tình hình chung của nền kinh tế, tình hình hoạt động của các ngành nghề liên quan như qui chế cho vay, lãi suất cho vay từng thời kỳ, thẩm quyền phán quyết tín dụng, quy chế định giá tài sản bảo đảm…
Với chức năng kiểm toán hoạt động kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, đánh giá tính hiệu quả, hiệu năng của quá trình hoạt động kinh doanh nên kiểm toán nội bộ còn dựa vào các văn bản qui định thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban từ đó thấy được sự hợp lý, hiệu quả trong khâu quản lý của từng đơn vị.
3.2.2. Thực trạng qui trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tạiVpbank Vpbank
3.2.2.1. Qui trình kiểm toán nội bộ năm
Theo Qui chế kiểm toán nội bộ Vpbank ban hành kèm theo quyết định số 615- 2006/QĐ –HĐQT ngày 27/12/2006 và Quyết định số 14-2007/QĐ-HĐQT ngày 12/5/2007về việc ban hành qui trình kiểm toán nội bộ thì tại Vpbank qui trình kiểm toán nội bộ năm gồm 06 bước cụ thể sau: