Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 47 - 51)

Rủi ro tín dụng là rủi ro luôn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác quản lý rủi ro có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kiểm soát và hạn chế rủi ro đảm bảo cho quá trình kinh doanh của đơn vị đạt được mục tiêu đề ra và ngày càng phát triển. Với vai trò là bộ phận chức năng phục vụ cho quá trình kiểm tra hoạt động và trợ giúp cho hoạt động của các cấp lãnh đạo, Kiểm toán nội bộ với chức năng kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính là một công cụ hữu ích trong công tác quản lý rủi ro trên.

Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong công tác quản lý rủi ro: Nhận diện, đánh giá được rủi ro tín dụng.

Chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro đó

Đề xuất, tư vấn cho Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo biện pháp, giải pháp hạn chế ngăn ngừa rủi ro.

Nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ:

Xây dựng kế hoạch kiểm toán dựa trên việc đánh giá rủi ro.

Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Kiểm tra thẩm định tính xác thực, độ tin cậy của các thông tin quản lý, thông tin tài chính.

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý rủi ro.

Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và qui định nội bộ trong hệ thống. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục, ngăn ngừa hạn chế rủi ro đồng thời đề xuất các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro.

Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, các qui định, qui trình hoạt động tín dụng hiện hành (bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của bản thân các chính sách, các

qui định và qui trình quản lý tín dụng của hệ thống ngân hàng so với các qui định nhà nước và của ngành).

Đánh giá rủi ro tín dụng.

Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng của hệ thống có đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả không.

Đánh giá tính trung thực, độ tin cậy của các thông tin về hoạt động tín dụng không chỉ ở từng chi nhánh riêng biệt mà trong toàn hệ thống.

Đánh giá việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với chương trình hoạt động tín dụng

Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

Đánh giá việc phân loại nợ và việc trích lập dự phòng rủi ro theo qui định hiện hành.

Kiến nghị, tư vấn với Hội đồng quản trị và các cấp lãnh đạo về việc chỉnh sửa các vấn đề phát hiện qua hoạt động kiểm toán.

* Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay trong NHTM.

Kiểm toán hoạt động cho vay là một nội dung trong cuộc kiểm toán nội bộ tại NHTM do kiểm toán nội bộ thực hiện. Do đó nó cũng tuân thủ các bước trong qui trình kiểm toán nội bộ nói chung và trong quá trình thực hiện đó có những nét riêng biệt do đặc điểm của đối tượng kiểm toán tạo nên như trên đã phân tích về đặc điểm hoạt động cho vay và các rủi ro trong hoạt động đó ảnh hưởng đến qui trình kiểm toán nội bộ cụ thể như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán sẽ căn cứ trên cơ sở đánh giá rủi ro cho vay sử dụng các chỉ tiêu rủi ro, các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động cho vay tại đơn vị.

Bước 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán hoạt động cho vay. Trên cơ sở phân tích đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán thì sẽ đưa ra được các mẫu chọn mang tính đại diện sử dụng các phương pháp kiểm toán cơ bản để thực hiện kiểm toán. Đồng thời việc kiểm toán nội bộ hoạt động cho vay dựa trên cơ sở các văn bản, qui định về hoạt động tín dụng của NHTM và pháp luật hiện hành.

Bước 3: Lập báo cáo kiểm toán. Hoạt động cho vay là một nội dung trong cuộc kiểm toán do đó báo cáo kiểm toán sẽ được lập trên cơ sở bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện kiểm toán các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

Bước 4: Kiểm tra kiến nghị của báo cáo kiểm toán là một thủ tục cần thiết đối với tất cả các nghiệp vụ, đối tượng kiểm toán.

Kiểm toán hoạt động tín dụng được thực hiện căn cứ vào các văn bản luật hiện hành đã được Quốc Hội thông qua như luật ngân hàng, luật các TCTD, Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước…; Căn cứ các qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành liên quan như qui chế cho vay, qui chế đảm bảo tiền vay, qui chế cho vay đồng tài trợ, qui chế đăng ký giao dịch đảm bảo, các qui định liên quan đến quyền sở hữu đất, nhà…; Căn cứ các văn bản chỉ đạo tín dụng hiện hành của NHTM như chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, hướng dẫn thực hiện qui chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qui trình cho vay và quản lý tín dụng, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, định giá tiền vay, quản lý rủi ro tín dụng…., Căn cứ hồ sơ lưu giữ theo qui định tại các Phòng, Ban tín dụng, kế toán của Hội sở chính và các chi nhánh. Trong đó, nhân viên kiểm toán khi kiểm toán cần áp dụng đúng các văn bản luật hiện hành, vấn đề phát sinh tại thời điểm nào thì áp dụng văn bản qui định tại thời điểm đó, tránh trường hợp đưa ra các kiến nghị không phù hợp vì sai văn bản qui định.

Thực hiện kiểm toán nội bộ đối với kiểm toán hoạt động cho vay cần áp dụng phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ để thực hiện chương trình kiểm toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kiểm toán hoạt động tín dụng cần thực hiện gồm: đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng, đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát tín dụng tại đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán hoạt động tín dụng có một điểm riêng biệt so với các hoạt động khác đó là xuất phát từ hoạt động tín dụng: khi phát sinh một nghiệp vụ hoạt động tín dụng cần phải tuân thủ theo một qui trình tín dụng đã được qui định tại qui chế cho vay tại đơn vị gồm các bước chủ yếu tiếp nhận hồ sơ khách

hàng, trình tự thẩm định, trình tự phê duyệt, cấp phê duyệt, trình tự giải ngân và kiểm tra sau giải ngân…Kiểm toán hoạt động cho vay cần chú ý đến đặc điểm từng loại hình sản phẩm cho vay, đặc điểm từng loại tài sản đảm bảo (các đặc trưng, rủi ro) như: hồ sơ cho vay tiêu dùng cần chú ý đến nguồn trả nợ, cho vay bổ sung vốn lưu động chú ý đến mục đích sử dụng vốn, cho vay tài trợ xuất khẩu cần xác minh tính trung thực của hồ sơ xuất nhập khẩu…, tài sản đảm bảo là hàng hóa, xe ô tô cần chú ý tới việc mua bảo hiểm, tài sản là bất động sản cần chú ý tới quyền sở hữu, việc nhập kho tài sản đảm bảo đúng quy định.

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 47 - 51)