Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 43 - 47)

Nguyên nhân khách quan:

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới. Nền kinh tế Việt Nam rất nhạy cảm với rủi ro và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của khách hàng vay vốn.

Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế khiến các ngân hàng có hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

hợp lý dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành, gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi, hệ thống thông tin quản lý còn bất cập

Nguyên nhân chủ quan: nhóm nguyên nhân này ngân hàng có thể nhận diện và ngăn chặn.

Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng:

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay

Khả năng quản lý kinh doanh kém: doanh nghiệp vay vốn chủ yếu để tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất mà ít khi mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kinh doanh đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản trong kinh doanh.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém thiếu minh bạch: sổ sách kế toán mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng để phân tích đánh giá kết quả hoạt động doanh nghiệp không chính xác dẫn đến ảnh hưởng đến các quyết định tiếp theo (mức cho vay, tài sản bảo đảm, thời hạn…)

Rủi ro từ phía ngân hàng

Rủi ro quản trị: Chính sách tín dụng không hợp lý, thiếu chặt chẽ, qui định lỏng lẻo; không phản ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường; tập trung dư nợ quá nhiều vào một khách hàng (nhóm khách hàng) hoặc ngành nghề (nhóm ngành nghề có liên quan). Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ, vi phạm đạo đức kinh doanh (làm giả hồ sơ vay, đánh giá sai giá trị tài sản bảo đảm. Sản phẩm vay tiềm ẩn nhiều rủi ro, quản lý rủi ro không hiệu quả, thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay

Rủi ro lựa chọn: Rủi ro này chủ yếu xảy ra do ý thức trách nhiệm và trình độ của cán bộ tín dụng chưa được đề cao: thẩm định sơ sài, ghi lại theo lời kể của người vay mà không dựa vào hồ sơ giấy tờ và thực tế, hiểu biết về người vay chưa toàn diện, chưa đầy đủ; thu thập các thông tin không chính xác, không đầy đủ, chưa

kiểm tra lại thông tin; thiếu các tài liệu chứng minh về tài chính, nguồn trả nợ, thiếu hiểu biết của người vay, mở rộng cho vay vượt quá khả năng trả nợ hợp lý của người vay.

Rủi ro từ phía đảm bảo tín dụng: Các rủi ro này liên quan đến tài sản bảo đảm cho khoản vay: tính pháp lý không đầy đủ, khả năng chuyển nhượng thấp, tài sản giảm giá trị, thay đổi hiện trạng, cấp tín dụng vượt tỷ lệ quy định so với giá trị tài sản bảo đảm, nhân viên tín dụng không thực hiện đúng và đủ thủ tục bảo đảm tín dụng; người bảo lãnh mất khả năng tài chính.

2.3.2. Quản lý rủi ro tín dụng và vai trò của Kiểm toán nội bộ

Tín dụng là một hoạt động chiếm tỷ trọng lớn cả về qui mô lẫn hiệu quả mang lại cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy việc quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng là một công việc hết sức quan trọng, nó mang ý nghĩa sống còn đối với các tổ chức đó. Công tác quản lý rủi ro tín dụng có nhiệm vụ: dự báo, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro; tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học; xây dựng các chương trình nghiệp cụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro; kiểm tra, kiểm soát đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã đặt ra; xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra.

Trước hết để quản lý rủi ro tín dụng ta cần thấy được các rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đo lường chúng như ở trên đã phân tích, đồng thời thấy được các dấu hiệu nhận biết chúng như (các dấu hiệu mang tính chất bất thường hoặc các dấu hiệu mang tính chất tiêu cực lặp đi lặp lại nhiều lần): rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra với tỷ lệ cao khi khách hàng không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, nghị quyết ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng; khách hàng liên tục yêu cầu hoãn nợ; chậm trễ trong thanh toán với nhà cung cấp, cho các chủ nợ khác và cho nhân viên; hoạt động kinh doanh có chiều hướng sụt giảm dẫn đến việc bán các tài sản doanh nghiệp một cách bất thường, báo cáo tài chính phát hành chậm trễ; có những thay đổi đột ngột trong kế hoạch kinh doanh cơ bản của khách hàng; có sự thay đổi bất ngờ trong thành phần hội đồng quản trị, Ban điều hành; hoặc xuất hiện

những dấu hiệu bất lợi trên thị trường kinh doanh của khách…. Các công việc quản lý tín dụng:

Đối với ngân hàng, công việc quản lý rủi ro tín dụng là việc thiết kế và xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng bằng văn bản; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng; bổ sung sửa đổi chính sách tín dụng phù hợp với mục tiêu và tình hình thị trường. Các chính sách này đảm bảo đầy đủ tiêu chí: xét duyệt tín dụng, bảo đảm tín dụng, vai trò trách nhiệm liên quan, các loại khách hàng, đối tác; các sản phẩm tín dụng; qui định về việc giám sát và kiểm tra…

Đối với nhân viên tín dụng: Một tổ chức hoạt động tốt và hiệu quả không thể không kể đến nguồn lực nhân lực dồi dào và chất lượng. Nhân viên tín dụng là một thành phần không thể thiếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, họ cần nắm rõ và hiểu đúng nội dung chính sách tín dụng, pháp luật; tuân thủ đúng các tiêu chí cấp tín dụng (theo sản phẩm, theo khách hàng, tuân thủ các qui định về hạn mức); thực hiện nghiêm chỉnh các bước trong qui trình tín dụng; tuân thủ các nguyên tắc thẩm định và phân tích tín dụng. Và việc quan trọng trong trách nhiệm của nhân viên tín dụng đó là theo dõi, giám sát nợ đảm bảo khách hàng thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời rủi ro tín dụng.

Các nguồn thông tin sử dụng: các phòng ban có liên quan đến nhau, những nhà cung cấp chính cho khách hàng, các tổ chức có quan hệ với khách hàng, các tổ chức tài chính khác, tra cứu thông tin tín dụng khách hàng qua kênh CIC. Cùng với các nguồn thông tin mang tính chất tham khảo trên, để hạn chế rủi ro tín dụng việc không thể thiếu và hết sức quan trọng là sử dụng dữ liệu hiện có về các khách hàng như giám sát danh mục tín dụng, giám sát hoạt động cho vay. Cụ thể:

Giám sát danh mục tín dụng: nhằm phát hiện các xu hướng dẫn tới rủi ro theo danh mục, so sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt được, xác định và tìm hiểu về các xu hướng trong phạm vi danh mục dựa trên những biến động gần nhất về xếp hạng tín dụng khách hàng, hiện tượng gia tăng dự phòng nợ khó đòi, tồn tại hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng.

hàng trên hệ thống (giao dịch qua tài khoản, các lần vượt hạn mức, việc trả nợ gốc và lãi theo hạn), kiểm tra trực tiếp sau giải ngân (định kỳ, đột xuất); kiểm tra đánh giá lại tài sản bảo đảm; trực tiếp thăm quan, kiểm tra quá trình hoạt động của khách hàng như nhà máy văn phòng…

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 43 - 47)