Rủi ro trong hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 39 - 43)

Các loại tín dụng ngân hàng

2.3.1.2.Rủi ro trong hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đo lường rủi ro

Rủi ro dùng để chỉ sự không chắc chắn về những mất mát có thể sẽ xảy ra trong tương lai – NGUY CƠ. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường còn việc hoàn trả lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Xem xét dưới góc độ của ngân hàng, rủi ro tín dụng là rủi ro kinh doanh.

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra mất mát khi đối tác không thực hiện các cam kết theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những ddieuf kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinhdoanh và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.

rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn. Rủi ro đọng vốn ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng vốn, gây khó khăn cho việc chi trả tiền gửi, giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng. Rủi ro mất vốn làm tăng chi phí, thất thoát vốn, giảm lợi nhuận.

Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng:

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không được trả vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của NHTM càng lớn. Mặt khác, việc khách hàng trả nợ không đúng hạn còn liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản vì ngân hàng sẽ phải bỏ ra lượng chi phí lớn hơn để tìm nguồn mới nhằm chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng [5], [14], [15]. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Nợ quá hạn x 100% (1.1) Tổng dư nợ Số khách hàng có nợ quá hạn Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = x 100% (1.2) Tổng số khách hàng có dư nợ

Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn.

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kỳ gia hạn nợ hoặc không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không bán được, có nợ thua lỗ triền miên, phá sản [14].

Tỷ lệ nợ khó

đòi trên tổng dư nợ =

Nợ khó đòi

X 100% (1.3) Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ phản ánh tỷ trọng nợ khó đòi so với số vốn mà ngân hàng đã cho vay và nguy cơ không đòi được nợ trong kỳ. Tỷ lệ này là một lời cảnh báo cho ngân hàng về khả năng không thu hồi được nợ và ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

Hai chỉ tiêu trên có thể bị bóp méo bởi những yếu tố sau:

hàng nên cán bộ tín dụng đã cho vay không phù hợp với chu kỳ kinh doanh này, dẫn đến việc khi đến hạn khách hàng không có tiền trả nợ, do vậy làm gia tổng nợ quá hạn.

Do đảo nợ hoặc giãn nợ. Để che dấu nợ quá hạn, khách hàng và cán bộ ngân

hàng có thể thoả thuận vay khoản mới để trả nợ cũ hoặc nhân viên ngân hàng có thể giãn nợ cho khách hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi trong trường hợp này không phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng.

Do chính sách cho vay. Ngân hàng thực hiện các khoản cho vay theo chỉ thị của

Chính phủ (như cho vay xoá đói giảm nghèo, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, …). Khi khách hàng không trả được những khoản nợ này thì ngân hàng không thể thu hồi vốn vay bằng việc phát mại tài sản.

Tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ = Nợ có vấn đề x 100% (1.4) Tổng dư nợ

Nợ có vấn đề là những khoản nợ chưa trở thành nợ quá hạn (tức việc trả nợ vẫn đang được thực hiện) song ngân hàng ngày càng lo ngại về khả năng của khách hàng vay trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng (khách hàng vay có các dấu hiệu không tốt như doanh thu sụt giảm, chi phí gia tăng…).

Nợ có vấn đề chiếm tỷ lệ cao và có tốc độ tăng nhanh cho thấy rủi ro tín dụng cao và có xu hướng gia tăng.

Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ có TSĐB

trên tổng dư nợ =

Dư nợ có TSĐB

x 100% (1.5) Tổng dư nợ

Trong nhiều trường hợp ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi uy tín của người vay không cao hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu tỷ lệ trên cao chứng tỏ ngân hàng đang cấp tín dụng cho những khách hàng có rủi ro cao. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo sẽ góp phần làm giảm tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Vì vậy, khi xem xét yếu tố tài sản đảm bảo phải chú ý tới từng trường hợp cụ thể.

Tỷ lệ tập trung tín dụng trong từng ngành nghề trên tổng dư nợ =

Dư nợ tín dụng từng ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X100% (1.6) Tổng dư nợ

Tỷ lệ này thể hiện mức độ tập trung tín dụng trong từng lĩnh vực, ngành nghề. Nếu tỷ lệ này quá cao hoặc chỉ tập trung trong một số ngành nghề thì rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ cao tương ứng. Khi ngân hàng quá tập trung, lệ thuộc vào một hoặc một số ngành nghề, những ảnh hưởng xấu trong ngành nghề đó sẽ tác động trực tiếp tới ngân hàng. Đặc biệt cần lưu ý tỷ lệ tập trung tín dụng đối với cho vay đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản.

Tỷ lệ tập trung tín dụng của một khách hàng/nhóm khách hàng Tỷ lệ tập trung tín dụng của một KH/nhóm KH trên tổng dư nợ = Dư nợ tín dụng từng KH /nhóm KH x 100% (1.7) Tổng dư nợ

Tỷ lệ này thể hiện mức độ tập trung tín dụng đối với một khách hàng/nhóm khách hàng. Nếu tỷ lệ này quá cao đối với một số khách hàng thì hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ lệ thuộc vào hoạt động kinh doanh của những khách hàng đó. Những ảnh hưởng xấu đối với các khách hàng này sẽ tác động trực tiếp tới ngân hàng. Hiện nay NHNN đã có qui định cụ thể về giới hạn tối đa cho tỷ lệ này để đảm bảo các ngân hàng duy trì an toàn trong hoạt động cho vay. Đặc biệt cần lưu ý tỷ lệ tập trung tín dụng đối với các doanh nghiệp do ngân hàng kiểm soát, những doanh nghiệp đầu tư chứng khoán.

Xếp hạng tín dụng trung bình của tổng dư nợ

∑ Dư nợ tín dụng của từng thứ hạng tín dụng x Điểm số của thứ hạng tín dụng đó Tổng dư nợ tín dụng (1.8)

Dư nợ tín dụng theo từng thứ hạng tín dụng cho biết chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nếu dư nợ tín dụng tập trung vào những thứ hạng tín dụng thấp thì rủi ro của ngân hàng ở mức cao. Qua chỉ tiêu này có thể có một cái nhìn tổng thể về xếp hạng tín dụng trung bình của toàn bộ dư nợ tín dụng, đồng thời dễ dàng so sánh được sự thay đổi chất lượng tín dụng của ngân hàng qua từng mốc thời gian.

DP RRTD được trích lập

Tỷ lệ Dự phòng RRTD = x 100% (1.9) Dư nợ cho kỳ báo cáo

Mất vốn đã xoá cho kỳ báo cáo

Tỷ lệ mất vốn = x 100% (1.10) Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo

Khả năng bù đắp rủi ro

Dự phòng RRTD được trích

HS KN bù đắp các khoản cho vay bị mất = x 100% Dư nợ bị thất thoát (1.11) Dự phòng RRTD

HS KN bù đắp RRTD = x 100% (1.12) Nợ quá hạn khó đòi

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 39 - 43)