II. Kế hoạch kiểm toán chung tại đơn vị
Trưởng/Phó Phòng KTNB Ngày:
_______________
Trưởng/Phó Phòng KTNB______________________ Ngày: _______________ _______________
* Bước 2: Phân tích dữ liệu chi tiết của đơn vị trong giai đoạn kiểm toán.
Phân tích và đánh giá chi tiết các tình hình hoạt động kinh doanh được thực hiện tại đơn vị thông qua số liệu trên các báo cáo tài chính, cân đối phát sinh, hệ thống báo
cáo của đơn vị trong giai đoạn kiểm toán.
Do tác giả là kiểm toán viên của phòng Kiểm toán nội bộ, là người trực tiếp tham gia các cuộc kiểm toán, phân tích trước khi kiểm toán nên có cơ hội thuận lợi để tiếp cận số liệu chi tiết, qui trình phân tích dữ liệu, đã được tham gia các buổi đào tạo nội bộ do Phòng tổ chức, được Trưởng, Phó phòng và các chuyên viên trong phòng trực tiếp giảng dạy đồng thời cùng với kinh nghiệm tích lũy trong thời gian 02 năm làm việc tại phòng kiểm toán nội bộ Vpbank, tác giả nhận thấy, quá trình phân tích dữ liệu chi tiết dựa trên nguồn dữ liệu thu thập để phân tích đối với hoạt động cho vay được khai thác gồm:
Sao kê tín dụng trên phần mềm T24 các tháng trong giai đoạn kiểm toán: trên sao kê cho biết các thông tin cụ thể như: mã khách hàng, tên khách hàng, số hợp đồng, loại tiền giải ngân, ngày giải ngân, ngày đáo hạn, dư nợ hiện tại, dư nợ ban đầu, lãi suất, sản phẩm vay, tài sản đảm bảo, nhóm nợ, ngày quá hạn, nợ gốc, nợ lãi, kỳ hạn vay...
Sao kê tài sản đảm bảo: loại tài sản, mã tài sản, mã khách hàng, tên khách hàng, giá trị tài sản, giá trị nhập ngoại bảng, ngày nhập, ngày xuất....
Sao kê các tài khoản phong tỏa: nhằm phục vụ cho việc kiểm tra các hợp đồng tín dụng giải ngân cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Vpbank phát hành.
Phương pháp phân tích sử dụng: Phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động, để phát hiện ra những thay đổi trọng yếu, những biến động bất thường và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến, tìm ra những khoản mục, nội dung có rủi ro lớn, gồm phân tích ngang và phân tích dọc. Cụ thể:
Xem xét sự phù hợp giữa các số liệu:
Tỷ lệ nợ xấu cao – Dự phòng cụ thể thấp;
Xuất hiện tài khoản lãi phải thu ngoại tệ - Cho vay không có ngoại tệ;
Giá trị ngoại bảng TSĐB thấp – Dư nợ cao (tỷ lệ đảm bảo của tài sản cho khoản vay thấp);
Dư nợ cho vay ngắn hạn thấp – Giá trị cam kết ngoại bảng cấp tín dụng cao Dự phòng rủi ro cụ thể lũy kế năm không bằng Chi phí dự phòng cụ thể năm Tồn tại Tài khoản Phải thu Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ lãi suất – không có dư nợ Hỗ trợ lãi suất (riêng việc kiểm tra sự phù hợp này mang tính chất thời điểm, tùy thuộc vào từng thời kỳ và qui định cụ thể của ngân hàng nhà nước khi có sản phẩm này);
Thu thập xem xét các văn bản qui định mới, xác định mức độ ảnh hưởng, các rủi ro có thể xuất hiện như: Sản phẩm mới triển khai; Cơ cấu mới thay đổi; Áp lực lợi luận của từng đơn vị (căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch năm) dẫn đến việc lợi dụng kẽ hở của qui định và cố ý sai phạm; Đồng thời xem xét về cơ cấu, chức năng bộ phận nghiệp vụ liên quan để đánh giá qua được môi trường kiểm soát về quản lý tại đơn vị.
Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng: đơn vị có tốc độ tăng trưởng mạnh thì rủi ro tín dụng được đánh giá tương đối cao;
- Những biến động bất thường: tập trung chọn mẫu trong giai đoạn biến động bất thường của các chỉ tiêu liên quan như dư nợ (tổng thể, từng nhóm nợ), sản phẩm vay, tài sản đảm bảo...;
- Các chỉ tiêu về rủi ro tín dụng: “Các chỉ tiêu cụ thể và cách tính toán đã nêu
chi tiết tại mục 2.3.1.2 các rủi ro tín dụng” Nếu các chỉ tiêu rủi ro cao đánh giá rủi
ro tại đơn vị cao và ngược lại;
- Cơ cấu danh mục tín dụng: xác định độ tập trung tín dụng theo sản phẩm, theo nhóm nợ, theo kỳ hạn, theo loại nguyên tệ, theo loại hình khách hàng, phân loại được các khách hàng lớn, cơ cấu tài sản bảo đảm. Khi xác định được cơ cấu danh mục tín dụng theo các nội dung trên, kiểm toán viên cùng với kinh nghiệm của mình kết hợp với những lý luận cơ bản về bản chất của các cơ cấu danh mục đó, thấy được rủi ro đối với từng danh mục (cụ thể đã nêu chi tiết ở phần 2.3.1.2 Rủi ro tín dụng và các chỉ tiêu đo lường rủi ro. Chi tiết đánh giá như sau: