Bảng 3.2: Đánh giá cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 67 - 69)

II. Kế hoạch kiểm toán chung tại đơn vị

Bảng 3.2: Đánh giá cơ cấu tín dụng

Chỉ tiêu Vấn đề kiểm toán quan tâm Độ tập trung theo sản phẩm vay Những sản phẩm vay có tính rủi ro cao

(bất động sản, chứng khoán...), sản phẩm vay dễ bị tác động bởi sự biến động của những chính sách kinh tế

Cơ cấu theo nhóm nợ Những món vay thuộc nhóm nợ xấu và nợ

cần chú ý do khách hàng mất khả năng thanh toán, tình hình tài chính của khách hàng không ổn định

Kỳ hạn nợ Cần đặc biệt quan tâm tới những kỳ hạn

nợ dài hạn, những sản phẩm vay mang tính chất ngắn hạn nhưng cho vay trung dài hạn

Theo loại tiền tệ vay Chú ý tới những món vay ngoại tệ số tiền lớn.

Độ tập trung theo khách hàng Cần chú ý những nhóm khách hàng có dư nợ lớn, doanh số phát sinh nợ nhiều, đặc biệt chú ý nhóm khách hàng liên quan (thẩm định hạn mức tín dụng của nhóm khách hàng này)

Độ tập trung theo tài sản bảo đảm Cần chú ý các món vay có tài sản bảo đảm có tính thanh khoản thấp, tài sản bảo đảm có đặc tính riêng biệt (khi định giá cần tham khảo ý kiến chuyên gia), tài sản bảo đảm có giá trị lớn...

Kiểm tra việc giải ngân theo các chỉ thị của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ

Để có thể lọc được các hồ sơ tín dụng này cần có sự tập hợp về các văn bản, chỉ thị quyết định liên quan đến hoạt động tín dụng trong toàn giai đoạn kiểm toán Nguồn: [13]

Việc phân tích, đánh giá này nhằm xác định các vấn đề trọng yếu, những vấn đề tiềm ẩn tính rủi ro cao để tập trung mục tiêu và chọn mẫu kiểm toán.

Kết quả của việc phân tích này sẽ được thống kê lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán dưới dạng các bảng biểu số liệu, sơ đồ thể hiện sự biến động, những vấn đề cần tập trung chú ý trong giai đoạn kiểm toán. Sau khi phân tích theo phương pháp trên

sẽ đưa ra được các kết luận về: số liệu tổng thể về dư nợ tại đơn vị trong toàn giai đoạn kiểm toán, diễn biến cơ cấu nợ theo nhóm nợ (nợ nhóm 02 và nợ xấu) trong toàn giai đoạn kiểm toán, bảng cơ cấu sản phẩm vay, cơ cấu tài sản đảm bảo. Đồng thời với việc đưa ra các số liệu bảng biểu trên là các nhận xét, các vấn đề cần tập trung trong giai đoạn kiểm toán quan tâm.

Ví dụ cụ thể, với chi nhánh Nam Định kiểm toán viên sử dụng phương pháp phân tích tỷ suất, xu hướng biến động của các chỉ tiêu rủi ro tín dụng để thấy được các vấn đề cần tập trung kiểm toán. Đến thời điểm 30/04/2011, tổng dư nợ tại chi nhánh Nam Định là 183.301.698.696 đồng, bao gồm 355 khách hàng với 473 hợp đồng. Dư nợ trung bình trên một khách hàng là 516.342.813 đồng, dư nợ trung bình trên một hợp đồng là 387.530.018 đồng.

Dựa trên nguồn dữ liệu khai thác từ các phần mềm T24, sharefile, kiểm toán viên có được số liệu về hoạt động cho vay tại đơn vị, sử dụng phương pháp phân tích so sánh ngang để thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu liên quan như biến động nợ xấu, nợ nhóm 2

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w