Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUI TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG

2.2.1.1.Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm

Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm do Trưởng Ban kiểm soát lập, trình Hội đồng quản trị phê duyệt vào tháng đầu của năm tài chính. Cũng như kiểm toán nói chung, kế hoạch kiểm toán nội bộ được xây dựng trên cơ sở: Đánh giá rủi ro và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các phòng ban nghiệp vụ của đơn vị tổ chức. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào kết quả kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ lần trước cũng như yêu cầu của Hội đồng quản trị.

Kế hoạch kiểm toán hàng năm nhằm phân bổ nguồn lực và thiết lập tần suất kiểm toán một cách có hiệu quả và định hướng hoạt động của bộ máy kiểm toán

nội bộ theo chính sách kiểm toán nội bộ để thực hiện các mục tiêu hoạt động của NHTM.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm được xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị trong hệ thống, căn cứ và kết quả kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ lần trước cũng như yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Nội dung của kế hoạch kiểm toán hàng năm: Trên cơ sở những yêu cầu đối với kế hoạch kiểm toán hàng năm như trên, để có được một kế hoạch kiểm toán hàng năm đạt hiệu quả cao thì người chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán hàng năm cần thực hiện những nội dung nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đánh giá rủi ro tổng quát trong bối cảnh môi trường kinh tế, môi trường hoạt động, đánh giá các tác động của môi trường pháp lý và những thay đổi nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống NHTM.

Rà soát kết quả hoạt động năm trước, mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm hiện tại: So sánh các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh trong thời kỳ từ 03 -05 năm, soát xét chi tiết chi tiết từng khoản mục trong báo cáo tài chính…

Các mục tiêu kiểm toán nội bộ

Chi tiết kế hoạch kiểm toán trong năm đối với các Ban, Phòng tại Hội sở chính, các đơn vị thành viên

Kế hoạch nguồn lực và xác định nguồn lực, phân bổ nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ kiểm toán.

Chương trình quản lý đạo tạo, nghiên cứu phát triển công tác kiểm toán nội bộ trong năm kế hoạch.

Kế hoạch báo cáo (nội dung, số lượng báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trị trong năm hiện tại).

Các xu hướng chính của nền kinh tế tác động đối với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Ngân hàng (cho vay, rủi ro nợ khó đòi…), các chỉ số kinh tế cơ bản tác động đến hoạt động ngân hàng như tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, lợi nhuận, tỷ giá hối đoái…

Thông tin phục vụ lập kế hoạch kiểm toán hàng năm gồm: các quy định pháp luật hiện hành, các qui định nội bộ của tổ chức, mục tiêu và chiến lược trung, dài hạn cũng như kế hoạch kinh doanh hàng năm của đơn vị. Bên cạnh đó còn có những thông tin bên ngoài liên quan như: báo, tạp chí và những báo cáo về kinh tế, xã hội chính trị; những ấn phẩm, tài liệu về hoạt động của toàn hệ thống NHTM….

Đánh giá rủi ro để lập kế hoạch năm: Đánh giá rủi ro là một tiến trình có tính hệ thống để phân tích, đánh giá tổng hợp những xét đoán về rủi ro có thể gây tác hại cho đơn vị, làm công cụ để lập kế hoạch kiểm toán hàng năm. Khi lập kế hoạch kiểm toán cần phải xác định thứ tự ưu tiên kiểm toán cao hơn cho các hoạt động có rủi ro cao hơn. Rủi ro được xem là tập hợp các yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến sự tăng trưởng của NHTM và tạo giá trị cho NHTM. Rủi ro bao gồm không chỉ các nguy cơ xấu sẽ xảy ra (rủi ro nguy hiểm) mà còn là khả năng các yếu tố thuận lợi xảy ra ( rủi ro thời cơ), tiềm năng khiến kết quả thực tế khác với kết quả mong muốn (rủi ro bất chắc) và bất cứ yếu tố nào cản trở tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược của NHTM.

Rủi ro tiềm tàng là rủi ro khi thực hiện các hoạt động kinh doanh nhất định, trước khi xem xét các biện pháp kiểm soát nội bộ. Rủi ro tiềm tàng bao gồm rủi ro từ môi trường bên ngoài như sự kiện được dự báo, tình hình kinh tế tại địa phương, môi trường pháp lý và chính trị, các yếu tố bên trong cần đặc biệt chú ý bao gồm thay đổi về hệ thống vận hành, sản phẩm và thị trường mới, lãnh đạo mới và hoạt động ở nước ngoài.

Rủi ro còn lại là rủi ro ngoài các rủi ro tiềm tàng sau khi đã xem xét cấu trúc kiểm soát nội bộ. Giảm rủi ro tiềm tàng được bằng một cơ cấu kiểm soát nội bộ tạo một môi trường kiểm soát tốt, bao gồm đánh giá rủi ro và hoạt động tương ứng một cách hiệu quả, khuyến khích trao đổi thông tin và truyền thông bao gồm một qui trình kiểm soát phù hợp. Nhìn chung các rủi ro đó sẽ giúp xác định tần suất, phạm vi và hình thức kiểm toán.

Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, cần phải phân loại theo cấp bậc rủi ro khác nhau cho từng đơn vị được kiểm toán. Thông thường xác định ba cấp

bậc rủi ro: cao, trung bình và thấp.

Các rủi ro có thể xảy ra trong đơn vị như quyết định sai lầm của cấp quản lý, gian lận trong sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các mất mát tài chính, bảo vệ tài sản không chặt chẽ gây thất thoát, không tuân thủ quy định pháp luật và qui định của đơn vị, sử dụng nguồn lực lãng phí, không hiệu quả, khôn ghoàn thành những mục tiêu đã hoạch định…

Mối liên hệ giữa đánh giá rủi ro và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó xác định cách thức, phạm vi, tần suất kiểm toán như sau:

Một phần của tài liệu vận dụng qui trình kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng vào kiểm toán hoạt động cho vay (Trang 29 - 32)