Nguồn gốc của tên gọi “Manga”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao lưu văn hóa việt nam nhật bản từ năm 1990 đến nay nghiên cứu trường hợp manga nhật bản được phát hành tại việt nam luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 28 - 32)

9 Tác phẩm của 洪邁 (Hồng/Suyền Mại: 1123-1202) của Nam Tống

1.3 Nguồn gốc của tên gọi “Manga”

Đến cuối thời Êđô, năm 1862, lần đầu tiên một tạp chí tranh biếm họa kiểu phƣơng Tây tại Nhật Bản có tên là “Japan Punch” của Charles Wirgman (ngƣời Anh:1832-1891) đã đƣợc xuất bản. Tạp chí này khơng dùng tiếng Nhật, mà họa sĩ và các kỹ sƣ ngƣời Nhật và sử dụng giấy Nhật Bản (和紙 :Washi/giấy Hịa). Tạp chí phổ biến kiến thức tranh biếm họa của phƣơng Tây và đƣợc gọi tên riêng kiểu tranh biếm họa của tạp chí này là tranh Ponchi (ポ ンチ絵:Tranh Punch).

Q trình phổ biến các tạp chí và tờ báo, tranh Ponchi, với sự đóng góp của hai ông Wirgman và Bigot, đã phát triển lĩnh vực tuyên truyền về mặt phƣơng tiện truyền thơng và chính trị. Nhƣng mặt khác, sau khi tạp chí Japan

Punch đƣợc xuất bản, tranh Ponchi trở nên phổ biến, và thay thế quan niệm “Mạn họa”, tranh Toba sang “tranh Ponchi” và trở thành tranh dành cho thiếu nhi.

Đến năm 1902, họa sĩ Kitazawa Rakuten (北沢楽天:1876-1955) bắt đầu chƣơng trình “Jiji Manga (時事漫画:Manga thời sự)” tại tờ báo Jiji Shinpo (時事新報:Tân báo Thời sự). Jiji Shinpo bắt đầu đƣợc phát hành từ năm 1882 và Tổng biên tập Fukuzawa Yukichi (福沢諭吉:1835-1901) đã đƣa ra 2 chính sách “Bất thiên bất đẳng” và “Quốc quyền hồng trƣơng”. Tức là tờ báo thời kỳ này tôn trọng dân ý và chủ yếu là có tính chất quảng cáo cho đƣờng lối chính trị của đảng nào đó, phục vụ cho xu hƣớng dân chủ hóa.

Trong đó, phần Thời sự Manga của Báo chủ Nhật của tờ Jiji Shinpo đƣợc độc giả yêu thích, và đến thời kỳ này mọi ngƣời gọi “Manga” với nghĩa là “tranh Ponchi”, và tờ báo chủ Nhật của ông Kitazawa đã thành công trong việc thay đổi quan niệm của nhân dân về “Manga”. Vai trị của ơng Kitazawa đã góp phần phổ biến từ ngữ “Manga” với ý nghĩa nhƣ hiện nay. Sau đây ơng Kitazawa lần đầu tiên xuất bản tạp chí Manga có màu ở Nhật Bản, có tên là “Tokyo Puck (東京パック)”. Đặc điểm của tạp chí này là các tác phẩm mang tính châm biếm, mỉa mai những hiện tƣợng xã hội và chính trị một cách nghiêm túc, thể hiện rõ yếu tố tuyên truyền.

Sự kiện này là bƣớc ngoặt từ thời kỳ “Mạn họa” chuyển sang “Manga” cho thấy khả năng của thể loại tranh này nhƣ một phƣơng tiện tuyên truyền. Đáng lƣu ý là Manga có vị trí rất quan trọng do thời kỳ này chƣa phổ biến các phƣơng tiện truyền thơng khác nhƣ truyền hình và đài phát thanh.

Thời kỳ này truyện tranh có nhiều trào lƣu, song vẫn chƣa có định nghĩa nhất định. Trong khi đó, năm 1915, họa sĩ Okamoto Ippei (岡本一平 :1886-1948) lần đầu tiên tổ chức Hội Manga Tokyo (sau này là Hội Manga

Nhật Bản). Nét độc đáo trong truyện tranh của ơng là có bài giải thích chua nghĩa, với tên gọi là “Manga Manbun (漫画漫文:Mạn họa Mạn văn)” và năm 1929 xuất bản sách “Toàn tập Ippei” đã ảnh hƣởng đến các họa sĩ thế hệ sau. Ông Okamoto định nghĩa “Manga” trong sách “Manga kouza (漫画講座:Bài giảng Manga)” xuất bản năm 1933 là tranh biếm họa hoặc tranh có yếu tố hài hƣớc, và phân loại truyện tranh theo định nghĩa nhƣ: 1) Truyện tranh về tình trạng chính trị; 2) Truyện tranh nhiều ơ vẽ liên tiếp; 3) Truyện tranh về thể chế chính trị; 4) Truyện tranh tin tức tuyên truyền; 5) Truyện tranh vô tƣ (Non sence - ngƣời xem không phải suy nghĩ nhiều về nội dung); 6) Truyện tranh thể thao; 7) Tranh chân dung; 8) Truyện tranh thiếu nhi; 9) Truyện tranh thanh niên; 10) Truyện tranh có nội suy và đƣợc chuyển thể thành phim hoạt hình (thời này gọi tên là phim truyện tranh), tranh quảng cáo và loại tranh có lời giải thích chua nghĩa (tên Nhật là Manbun/Mạn văn) cũng là một loại nhóm truyện tranh [46, tr.12-13]. Nhƣ vậy, truyện tranh dành cho trẻ em lúc đó chỉ là một phần của “truyện tranh” và ngoại diên của truyện tranh rộng hơn quan niệm truyện tranh hiện nay. Tuy nhiên, truyện tranh thời kỳ này phân biệt rõ ràng loại 1 ô vẽ (hay không ô vẽ) và nhiều ô vẽ, tức là quan niệm hoàn toàn khác các phân loại truyện tranh nhƣ hiện nay.

Giai đoạn này, các họa sĩ đang trong quá trình đi tìm phƣơng pháp thể hiện dành cho thiếu nhi và đã tham khảo các tác phẩm nƣớc ngồi. Ví dụ điển hình, “Sho chan no bouken” chịu ảnh hƣởng trực tiếp của “Pip squeak-and- Wilfred” trong tờ báo Daily Mirror (Anh) do ông Oda khi đi công tác Châu Âu đã có cơ hội đọc tác phẩm “Pip, squeak and Wilfred” và “Tintin Những cuộc phiêu lƣu kỳ thú” nên muốn thể hiện tác phẩm thiếu nhi tƣơng tự cho độc giả Nhật Bản [43, tr.133]. Truyện tranh này đầu tiên đƣợc phát hành trong tờ báo dành cho nhóm trí thức, mặc dù thời kỳ đầu của phát triển kinh tế truyện chỉ có số lƣợng độc giả rất ít, nhƣng sau đó, hai tác phẩm này nhanh chóng dành đƣợc sự hâm mộ và trở thành một loại tiêu chí liên quan tới giáo

dục trẻ em.

Nhƣng đến thập nhiên cuối 1930, bắt đầu hoạt động truyện tranh có hạn chế. Truyện tranh thiếu nhi bị đánh giá là không phù hợp dƣới thời chiến tranh thì khơng đƣợc phát hành, thậm chí cuối cùng đã bị cấm phát hành. Nói cách khác là truyện tranh thiếu nhi trong thời gian này cố gắng thể hiện tính giáo dục cộng đồng và đạo đức nhƣng cuối cùng bị chính quyền đánh giá không nghiêm túc và không thực tế, hơn nữa là thực tế thiếu thốn vật liệu để in sách nên việc phát hành truyện tranh đã phần nào bị ảnh hƣởng.

Trong thời gian đó, xuất hiện một loại hình giải trí mới rất quan trọng là “Kamishibai (Picture story show)”. “Kamishibai” là một loại giải trí nhƣ phim, lấy một loạt các tranh vẽ tạo thành câu chuyện gì đó và có ngƣời biểu diễn các nội dung. Họ thƣờng kéo xe đạp và bán kẹo kéo (hoặc đồ gì đó mà trẻ em thích) để kiếm tiền và ngƣời mua thì đƣợc phép ngồi lên trên và có ngƣời khơng có tiền mua kẹo cũng đƣợc ngồi phía sau để xem. Đến thời kỳ này phổ biến phim có âm thanh, dẫn đến việc nhiều ngƣời làm nghề kể chuyện tại rạp chiếu phim bị thất nghiệp nên nhiều ngƣời chuyển sang nghề mới này. Phƣơng thức phổ biến văn hóa nhƣ thế chứng tỏ Nhật Bản có văn hóa “đọc truyện bằng tranh” từ lâu, hơn nữa là ở khu vực nơng thơn thì rất quý trọng những ngƣời thể hiện “Kamishibai” vì rạp chiếu phim thời kỳ này mới chỉ tập trung ở khu đô thị nên không chỉ trẻ con mà cả ngƣời lớn tuổi ƣa thích các tác phẩm dành cho lớn tuổi. Ngồi ra có loại tác phẩm do chính quyền nhà nƣớc sáng tác với các nội dung mong mỏi chiến thắng và sau chiến tranh thì quân Mỹ kiểm soát “Kamishibai” do phƣơng tiện này có giá trị truyền thông rất cao.

Đặc điểm của giai đoạn này là hậu quả của chiến tranh, thiếu vật liệu và lƣơng thực nên không đủ chức năng để thể hiện lĩnh vực giải trí. Khơng chỉ truyện tranh mà cả nền kinh tế nói chung trong vịng mấy năm đó ở vào giai đoạn đình trệ nhất của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao lưu văn hóa việt nam nhật bản từ năm 1990 đến nay nghiên cứu trường hợp manga nhật bản được phát hành tại việt nam luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 28 - 32)