Truyện tranh Nhật đƣợc phổ biến tại thị trƣờng ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao lưu văn hóa việt nam nhật bản từ năm 1990 đến nay nghiên cứu trường hợp manga nhật bản được phát hành tại việt nam luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 40 - 42)

14 Ngƣời Mỹ đánh giá Nôbita lúc nào dựa vào máy móc của Doraemon, khơng thấy sự nỗ lực mình và khơng đối mặt khó khăn là khơng phù hợp văn hóa Kitơ giáo.

2.2 Truyện tranh Nhật đƣợc phổ biến tại thị trƣờng ViệtNam

2.2.1 Sự xuất hiện của “Chú mèo thần kỳ” tại Việt Nam

Năm 1992 nhà xuất bản Kim Đồng dịch truyện từ phiên bản bên Thái Lan. Trong đó Doraemon bản Thái Lan có 2 tên là “โดราเอมอน(Doraemon)” và “โดเรมอน (Đôrêmon)”. Tức là tên “ドラえもん (Doraemon)” của Nhật Bản đã đƣợc/bị chuyển thành “Đôrêmon” do không chỉ phát âm của tiếng Việt mà ảnh hƣởng của bản Thái Lan. Lý do Việt Nam nhập vào muộn là vì do hậu quả của chiến tranh chống Mỹ và tranh chấp với Campuchia nên một số cơng ty nƣớc ngồi rút đầu tƣ và không thực hiện các hoạt động tiếp xúc giao lƣu văn hóa với Việt Nam.

Đầu tiên Doraemon đƣợc đặt tên là “Đôrêmon chú mèo thông minh” và trong năm 1992 xuất bản đƣợc 6 tập và năm 1993 phát hành đến tập 33 và 3 tập truyện dài, năm 1994 xuất bản đến tập 74 và năm 1995 đến tập 78. Ngoài ra phải kể đến nhiều tác phẩm có liên quan Doraemon. Trƣớc khi ra đời bản quyền chính, NXB Kim Đồng bán hơn 10 triệu sách.

Trƣờng hợp Doraemon thì có vẻ phía bên Nhật đã chứng kiến q trình phổ biến truyện tranh Nhật tại khu vực châu Á, song họ vẫn trung thành với chiến lƣợc ƣu tiên phổ biến bản phim hoạt hình trƣớc. (Ngun nhân nhƣ tơi đã trình bày ở trên là do đọc truyện tranh Nhật Bản thì rất khó và cần kỹ thuật, song phim hoạt hình thì khán giả khơng cần suy nghĩ gì mà xem vẫn có thể hiểu đƣợc). Hơn nữa là bên Nhật không cần đầu tƣ thêm, mà chấp nhận thực tế thị trƣờng nào truyện tranh không bản quyền bán chạy cũng là thị trƣờng có nhu cầu phim hoạt hình. Nhƣng trƣờng hợp Việt Nam thì khá đặc biệt. Năm 1996 họa sĩ ông Fujiko・F・Fujio (Fujimoto Hiroshi) đến Việt Nam và hai bên ký kết bản quyền và lập ra Quỹ Đôrêmon.

Sự kiện này rất đặc biệt, do thị trƣờng Việt Nam phát triển khá mạnh sản phẩm Doraemon, đã bán đƣợc 1 triệu bản và số tiền bản quyền trị giá 1 tỷ đồng này đƣợc tác giả Fujiko.F.Fujio ủng hộ toàn bộ để cùng với Nhà xuất bản Kim Đồng thành lập quỹ học bổng dành cho trẻ em Việt Nam có hồn cảnh khó khăn. Đây là một cách giải quyết rất thiện chí đối với Việt Nam thời kỳ ấy vì phía nhà xuất bản khơng có ngoại tệ tƣơng đƣơng 1 tỷ đồng và cũng là tôn trọng ý kiến của ông Fujimoto.

Cần phải nói thêm rằng, ơng Fujimoto lúc đó sức khỏe đã khơng còn tốt, thƣờng xuyên nhập viện và vì bác sĩ khuyến cáo “Nếu muốn làm gì đó thì giờ vẫn kịp”, nên ơng quyết tâm sang Việt Nam để đƣợc tận mắt chứng kiến những độc giả sơi động nhất trên thế giới. Ngồi ra, cá nhân ơng cịn hâm mộ bộ phim Đông Dương (Indochine) và Người tình (L'Amant) nên có sự quan

tâm đặc biệt dành cho Việt Nam. Một năm sau khi thăm Việt Nam, ông qua đời ở tuổi 62.

Quyết tâm của ông Fujimoto đã giúp đỡ nhiều học sinh nghèo có thể tiếp tục chặng đƣờng học tập. Từ năm 1996 đến năm 2013, qua 18 lần trao học bổng, Quỹ Doraemon đã trao 8.719 suất đến tay các em học sinh trên cả nƣớc. Thái độ hợp tác chân thành của cả ông Fujimoto và NXB Kim Đồng cũng có thể coi là một phần lý do mà Doraemon đƣợc ƣa thích lâu dài đến thế

tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao lưu văn hóa việt nam nhật bản từ năm 1990 đến nay nghiên cứu trường hợp manga nhật bản được phát hành tại việt nam luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)