THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo &PTNT TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 58)

TẠI NHNo &PTNT TỈNH NINH BÌNH

2.1. Tổng quan về NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Ninh Bình

Thực hiện nghị quyết tại kỳ họp lần thứ 10 của quốc hội khóa 8 ngày 26/12/1991 tỉnh Hà Nam Ninh được tách ra thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.

Ngày 01/4/1992 tỉnh Ninh Bình được tái lập. Để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị và kinh tế của Tỉnh, ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh, NHNo tỉnh Ninh Bình được thành lập và đến năm 1996 được đổi tên thành NHNo và PTNT tỉnh Ninh Bình. Với xuất phát điểm thấp, NHNo tỉnh Ninh Bình ngay từ đầu được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật kém, đội ngũ cán bộ nhân viên ít, trình độ lạc hậu. Nguồn vốn huy động trên địa bàn chỉ có 25 tỉ, dư nợ 85 tỉ trình độ cán bộ đại học chỉ chiếm 25%, trung cấp 63%/ tổng số cán bộ, sơ cấp và chưa đi học nghiệp vụ trên 10% tổng số cán bộ. Trải qua gần 20 năm (18 năm) tích cực phấn đấu lao động và học tập thì đến hết năm 2010 NHNo và PTNT tỉnh Ninh Bình đã có 3969 tỷ nguồn vốn gấp 184 lần so với ban đầu, dư nợ đạt 5200 tỉ gấp 61,2 lần. Với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ đây là kết quả của công tác định hướng đạt kế hoạch và sự phấn đấu, nỗ lực lao động tích cực của tập thể cán bộ công nhân viên chức trong toàn tỉnh. Hiện nay số cán bộ có trình độ sau đại học là 4 đồng chí, số cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm chủ yếu trong toàn tỉnh, tất cả các cán bộ làm nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ đều có trình độ đại học trở lên và được đào tạo bài bản. Đây là lực lượng nòng cốt để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn.

Trong điều kiện nền kinh tế tỉnh nhà luôn tăng trưởng với tốc độ cao thì trình độ phục vụ của cán bộ NHNo tỉnh Ninh Bình cũng luôn đổi mới đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng cao của nền kinh tế và nó đóng góp một phần nhất định trong

quá trình phát triển của nền kinh tế này. Đối tượng phục vụ của NHNo ngày càng đa dạng và tăng trưởng với số lượng lớn, quy mô lớn gồm nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, các hộ gia đình có quy mô lớn… Từ việc hoạt động năng động với quy mô lớn, ngân hàng thực sự là người bạn đồng hành với khách hàng, luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu nên đã tạo được sự tin cậy của khách hàng và uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

NHNo tỉnh Ninh Bình với định hướng phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Nông nghiệp nông thôn theo chỉ định của Chính Phủ đã phủ kín toàn bộ các xã, phường trong toàn tỉnh đều có cán bộ Ngân hàng tiếp cận và phục vụ cung cấp đủ vốn để bà con phát triển kinh tế.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình.

NHNo tỉnh Ninh Bình gồm có 9 ngân hàng loại 3 và 31phòng giao dịch trực thuộc tỉnh và trực thuộc ngân hàng loại 3. Mô hình hoạt động của NHNo tỉnh Ninh Bình được tổ chức và hoạt động theo quyết định 88 của NHNo và sau này là quyết định 1377 ngày 24/12/2007 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo Việt Nam.

Bên cạnh các ngân hàng loại 3, tại văn phòng NHNo tỉnh có các phòng ban giúp việc cho Ban giám đốc và chỉ đạo điều hành các mặt nghiệp vụ trong toàn Tỉnh. Thực hiện các mặt nghiệp vụ do NHNo Việt Nam giao.

NHNo tỉnh Ninh Bình hoạt động với đầy đủ các chức năng được giao về hoạt động tiền tệ, tín dụng dịch vụ ngân hàng, làm đại lý phục vụ các dự án, bảolãnh thanh toán xuất nhập khẩu… với mục tiêu phục vụ toàn diện các nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh nhà trên cơ sở đặc biệt chú trọng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

2.1.2.1. Chức năng NHNo tỉnh Ninh Bình

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo.

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của hội đồng quản trị và của Tổng giám đốc.

Thực hiện nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc giao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w