Chức năng, nhiệm vụ của NHTM.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 26)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHTM.

Một là: chức năng tạo tiền.

Người ta cho rằng: “Một trong những chức năng chủ yếu của các NHTM là tạo và huỷ tiền”. Liên quan đến mục đích của các NHTM là tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh cụ thể. Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM không thể không quan tâm đến nhu cầu tồn tại và phát triển của mình đó là tạo tiền. Tạo tiền, cùng với các chức năng khác của NHTM hợp thành một hệ thống các chức năng, phản ánh bản chất của các NHTM. Chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư trong mối liên hệ với NHTƯ. Nó phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà NHTW quy định trong từng thời kỳ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì hệ số tạo tiền càng thấp.

Hai là: chức năng thanh toán.

Bên cạnh chức năng tạo tiền, các NHTM còn thực hiện một chức năng quan trọng khác là đưa ra các cơ chế thanh toán và thực hiện trong thực tế chức năng đó. Ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, phần lớn công tác thanh toán được thực hiện thông qua séc, và phần lớn séc thanh toán ở trong nước được thanh toán bù trừ thông qua NHTM

Nếu việc phát hành séc để rút tiền từ tài khoản tiền gửi và ký thác trong cùng một ngân hàng thì chỉ là một động tác chuyển dịch vốn từ tài khoản này sang tài khoản khác. Nếu chỉ hai ngân hàng trong cùng một địa bàn thì sẽ thực hiện trao đổi séc trực tiếp, còn nếu xảy ra trong một số ngân hàng trong cùng một địa bàn thì buộc phải được tiến hành thông qua thanh toán bù trừ. Hiện nay do trình độ công nghệ ngân hàng nâng cao, cùng với nó là hệ thống máy móc điện tử phát triển, ở các nước phát triển đã không dùng séc mà dùng thẻ tín dụng và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử, điều này đảm bảo tính an toàn bảo mật cao, ít chi phí tốn kém và tính thuận tiện nhanh chóng được nâng cao.

Ba là: chức năng huy động vốn.

Trong số các nghiệp vụ của NHTM, nghiệp vụ có tầm quan trong đặc biệt đối với tất cả các dân cư trong nước thuộc các khu vực của nền kinh tế là bằng cách đáp ứng những điều kiện và các công cụ thuận lợi cho việc chuyển và rút tiền tiết kiệm một cách dễ dàng nhằm mục đích thực hiện chính sách xã hội rộng lớn. Huy động tiêt kiệm đã trở thành một chức năng quan trọng của NHTM nhằm tạo điều kiện cho người gửi tiền có được các khoản thu nhập danh nghĩa thông qua lãi suất với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao.

Hoạt động đi vay: phản ánh quá trình tạo ra nguồn vốn bằng cách vay các tổ chức tín dụng khác nhau, vay ngân hàng nhà nước và vay trên thị trường vốn liên ngân hàng. Ngân hàng vay vốn của Ngân hàng nhà nước trong nhu cầu cấp bách trong hoạt động thanh toán bằng cách đi vay tái chiết khấu. NHTM cũng có thể vay vốn trên thị trường vốn như các doanh nghiệp thông qua việc phát hành các giấy nợ như trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu để bù đắp nguồn vốn trung dài hạn. Ngoài ra các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau qua thị trường liên ngân hàng khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không đảm bảo (vay qua đêm).

- Hoạt động huy động vốn khác: Thông qua nghiệp vụ, NHTM có thể tạo vốn cho mình thông qua việc làm đại lý uỷ thác vốn cho cá nhân tổ chức của nước ngoài.

Bốn là: chức năng mở rộng tín dụng.

Chức năng chủ yếu và quan trọng bậc nhất của NHTM là mở rộng tín dụng với các điều kiện và nguyên tắc tín dụng. Với các khách hàng đáng tin cậy, NHTM

thực hiện công tác tín dụng làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đối với ngân hàng họ sẽ thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lợi nhuận này là cơ sở cho NHTM tồn tại và phát triển. Hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng là hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư.

- Hoạt động đầu tư: Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, NHTM còn thực hiện một số việc đầu tư như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, góp vón vào các doanh nghiệp nhà nước….

Năm là: tài trợ ngoại thương.

Các NHTM cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế đối với các hoạt động ngoại thương như: tín dụng tài trợ cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, chiết khấu nội phiếu, bảo vật, tín dụng thư, mua bán séc du lịch….

* Tài trợ cho các nhà xuất khẩu:

- Chiết khấu hối phiếu:là một trong những hình thức tín dụng chủ yếu của NHTM áp dụng với các nhà xuất khẩu. Thực chất của hình thức tín dụng này là ngân hàng tiến hành mua lại các hối phiếu thương mại đang trong thời kỳ chưa đến hạn thanh toán

- Tín dụng ứng trước dưới hình thức mua lại bộ chứng từ thanh toán: sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người mua, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (bao gồm các chứng từ liên quan tới hàng hoá và hối phiếu thương mại), lúc này người xuất khẩu có toàn quyền sở hữu bộ chứng từ thanh toán này.

* Tài trợ cho các nhà nhập khẩu:

- Cho vay để mở thư tín dụng: Mở thư tín dụng là nhu cầu của nhà nhập khẩu, khi hoạt động thương mại đòi hỏi phải được thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Để mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải có tiền. Song trong thực tế không phải bao giờ họ cũng có hoặc có đủ số tiền để có thể mở tín dụng thư được. Trong trường hợp như vậy, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và xét thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu với mục đích sử dụng để mở thư tín dụng.

- Chấp nhận hối phiếu: chấp nhận hối phiếu là một nghiệp vụ thông thường trong quá trình lưu thông hối phiếu.Trong thời hạn quy định bên bán phải trình cho bên mua để họ ký chấp nhận trả tiền. Hối phiếu chỉ có thể lưu thông khi đã đuợc ký chấp nhận trả tiền.

Sáu là: dịch vụ uỷ thác.

Việc sở hữu tài sản dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ quản lý tài sản và việc quản lý tài sản cho người khác được thực hiện dưới mọi hình thức và với cách bố trí khác nhau là công việc của phòng uỷ thác. Những người sử dụng các dịch vụ của phòng uỷ thác bao gồm các cá nhân, các doanh nghiệp các tổ chức từ thiện và các đơn vị chính quyền

Bẩy là: bảo quản an toàn vật có giá.

Các Ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản của Ngân hàng. Ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng các két sắt để bảo quản các tài sản có giá của mình và chỉ có khách hàng hoặc người đại diện có thẩm quyền mới được vào kho bảo quản nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w