Chính sách về huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 36 - 38)

Đặc điểm của cơ chế huy động vốn

1.2.2.1. Chính sách về huy động vốn của NHTM

Một là: Hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước có liên quan đến cơ chế huy động vốn trong hệ thống NHTM.

- Cần phải có hệ thống pháp luật đủ mạnh, nghiêm minh để quản lý hoạt động ngân hàng. Có một số NHTM vì mục tiêu chiếm lĩnh thị phần, canh tranh không lành mạnh đã đẩy cao lãi suất huy động vốn. NHNN ban hành trần lãi suất huy động thì các NHTM lách luật bằng cách đàm phán và chi trả trực tiếp một lượng tiền ngay từ khi gửi vượt quá trần lãi suất huy động và không ghi vào sổ nên không có chứng cứ để thanh tra điều này, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh.

- Hệ thống pháp luật nghiêm minh thì các NHTM không dám huy động quá mức hệ số nhân vốn theo quy định, vì nếu huy động quá mức mà đứng trước sự rút tiền ồ ạt thì sẽ dẫn mất khả năng thanh khoản, nguy cơ phá sản cao.

- Hệ thống pháp luật rõ ràng và chi tiết tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi của khách hàng gửi tiền cũng như bảo vệ quyền lợi của ngân hàng. Luật phá sản, Luật dân sự cũng ảnh hưởng đến quy mô, độ tin cậy và khả năng huy động vốn của NHTM.

- Các ngân hàng ngoài việc chịu tác động trực tiếp của Luật ngân hàng còn gián tiếp chịu ảnh hưởng của các Bộ, ngành khác hoặc các văn bản dưới luật như quy định thu các dịch vụ phục vụ cuộc sống như thu thuế, tiền điện, tiền nước….tạo thành thói quen không dùng tiền mặt mà lượng tiền này được huy động và để trên tài khoản tiền gửi của dân cư. Điều đó cho phép NHNN giảm chi phí in ấn, bảo quản tiền, mà NHTM lại huy động được vốn không kỳ hạn, người dân thì được hưởng các các tiện ích mà NHTM phục vụ, thanh toán, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác, người dân không phải giữ tiền mặt, không sợ bị rơi hay bị mất

Hai là: kế hoạch và phương hướng chiến lược huy động vốn.

Trong chiến lược kinh doanh mỗi NHTM đều có các kế hoạch và chiến lược kinh doanh khác nhau. Ngoài những nguồn thu lợi nhuận từ tín dụng còn có phần lớn của doanh thu là từ hoạt động huy động vốn.

Việc kinh doanh huy động vốn thu hút khách hàng gửi tiền thì việc rủi ro của ngân hàng không cao như rủi ro mất vốn do hoạt động đầu tư.

Tuỳ từng thời kỳ, từng giai đoạn, mỗi NHTM có kế hoạch kinh doanh nguồn vốn khác nhau thể hiện qua các sản phẩm huy động vốn có các kỳ hạn khác nhau

phù hợp với dự báo chiến lược của từng ngân hàng. Nếu dự báo trong thời gian tới lãi suất huy động sẽ hạ thì người ta phải chú trọng đến sản phẩm huy động tiết kiệm ngắn hạn, tránh rủi ro về lãi suất.

Để tránh rủi ro về thanh khoản do có những kỳ hạn gửi tiền đến hạn trùng nhau với số lượng lớn, các NHTM cũng phải có kế hạch trước để huy động vốn bù đắp những sự thiếu hụt này.

Ba là: nguyên tắc an toàn bảo mật cho khách hàng trong huy động vốn.

Pháp luật luôn ủng hộ và bảo vệ đối với người gửi tiền nên việc gửi tiền và rút tiền của tất cả mọi người đều phải được phục vụ thuận lợi, chu đáo. Sau một quá trình gửi tiền thì người gửi tiền phải được hưởng một khoản lãi, đó là phí sử dụng vốn mà không có quyền sở hữu vốn. Việc gửi tiền và rút tiền phải diễn ra thuận lợi, có thể gửi tiền một nơi và rút tiền tại nhiều nơi hoặc bất cứ lúc nào. Điều này đòi hỏi tính an toàn và tính bảo mật phải cao, tránh tình trạng kẻ gian lợi dụng. Độ an toàn cao còn có nghĩa ngân hàng có hệ thống bảo mật tốt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ninh bình (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w