Đánh giá chung về thực trạng kiểm tra nội bộ trườngTHPT của Hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 84 - 88)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Đánh giá chung về thực trạng kiểm tra nội bộ trườngTHPT của Hiệu

2.3.1. Ưu điểm

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các nhà trường đã nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác kiểm tra nội bộ trường học là nhằm phát huy các nhân tố tích cực đồng thời phát hiện, phịng ngừa,

ngăn chặn sai phạm có thể xảy ra, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Qua thực trạng và kết quả đạt được ta thấy công tác tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường THPT huyện Tiền Hải trong những năm qua đã đi vào nề nếp và bước đầu mang lại hiệu quả tốt.

Kết quả của công tác kiểm tra nội bộ tại các nhà trường đã góp phần khơng nhỏ trong việc giữ vững nền nếp, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường; đáp ứng được yêu cầu của tiến trình đổi mới sự nghiệp giáo dục của ngành.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù cán bộ quản lý các trường THPT đều xác định được tầm quan trọng của việc tổ chức kiểm tra nội bộ tại cơ sở song công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện kiểm tra nội bộ trường THPT của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình chưa được quan tâm đúng mức

Một số biện pháp tổ chức KTNB đạt kết quả chưa như mong muốn, điều đó phản ánh những yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan chi phối đến hoạt động chung của công tác kiểm tra nội bộ.

Sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý KTNB còn bất cập, chưa phát huy tối đa năng lực tự kiểm tra, chưa biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra trong các cá nhân và tập thể.

Lực lượng làm công tác KTNB ở các nhà trường chưa được đào tạo cơ bản, không phải là cán bộ chuyên trách mà chỉ là cộng tác viên kiêm nhiệm.

Ví dụ: Trong các trường THPT có Ban Thanh tra nhân dân gồm từ 3 đến 5 đồng chí, các đồng chí đều là giáo viên, được bầu trong Đại hội cán bộ, viên chức và cơng đồn, nhiệm kỳ 5 năm. Lực lượng như vậy là rất mỏng so với các nội dung được kiểm tra. Vì vậy trong những nội dung kiểm tra ở phạm vi rộng như kiểm tra hồ sơ giáo viên, hồ sơ học sinh cuối kỳ, cuối năm; kiểm tra tài chính, tài sản nhà trường theo định kỳ, nhà trường phải bổ sung thêm lực lượng

để làm cộng tác viên kiểm tra gồm: Tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn, kế tốn, văn phịng.

Công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về kiểm tra nội bộ đôi lúc chưa kịp thời nên chưa động viên, khuyến khích được các tập thể và cá nhân trong các nhà trường làm tốt công tác này.

2.3.3. Nguyên nhân

Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa mạnh dạn đổi mới, chưa kiên quyết, chưa triệt để trong xử lý kết quả kiểm tra.

Các tiêu chí đánh giá phong trào thi đua chưa phù hợp với thực tế nên phần nào tạo ra cách quản lý và kiểm tra mang tính hình thức.

Việc tổ chức kiểm tra nội bộ trường học đơi lúc chưa có kế hoạch cụ thể; có nơi cịn làm qua loa, đại khái, hời hợt theo u cầu; thậm chí cịn mang tính hình thức, chống đối.

Đội ngũ cán bộ quản lý ở một số nhà trường chưa năng động, sáng tạo tìm ra biện pháp kiểm tra phù hợp mà còn thực hiện việc kiểm tra mang nặng tính áp đặt, máy móc, làm cho hoạt động kiểm tra nội bộ cịn có vẻ nặng nề.

Chưa chủ động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức kiểm tra nội bộ trường THPT nên trong chỉ đạo, điều hành cịn thiếu quy trình, thiếu mơ hình cụ thể để đạt được hiệu quả cao.

Kết luận chương 2

Huyện Tiền Hải nằm ở khu vực ven biển của tỉnh Thái Bình. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, huyện Tiền Hải cũng ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, mặt bằng dân trí được nâng cao. Kết quả giáo dục toàn diện của các trường THPT trong huyện là một trong những điểm sáng của Giáo dục Thái Bình.

Kiểm tra nội bộ trường học là một việc làm rất quan trọng. Đó vừa là kiểm tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc; vừa là việc chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

Công tác tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường THPT huyện Tiền Hải đã được các nhà trường triển khai, chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải nói riêng và của tồn ngành nói chung.

Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, chủ quan, công tác tổ chức KTNB trường học nói chung vẫn chưa thực sự được chú trọng và chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Việc tổ chức kiểm tra nội bộ trường học đơi lúc chưa có kế hoạch cụ thể; có nơi cịn làm qua loa, đại khái, hời hợt theo u cầu; thậm chí cịn mang tính hình thức, chống đối.

Các tiêu chí đánh giá phong trào thi đua chưa phù hợp với thực tế. Chưa chủ động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, tổ chức hoạt động KTNB trường THPT. Trong chỉ đạo, điều hành công tác KTNB cịn thiếu quy trình, thiếu mơ hình cụ thể. Một số cán bộ quản lý chưa thực sự năng động, sáng tạo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động KTNB nên đôi lúc hoạt động kiểm tra nội bộ trở nên nặng nề, áp đặt, máy móc, hình thức.

Vì vậy chúng tôi mong muốn qua nghiên cứu sẽ bổ sung, củng cố thêm về nhận thức, về tiêu chí đánh giá, về phương pháp thực hiện để tổ chức KTNB

trường THPT nói chung, trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nói riêng được tốt hơn.

Chương 3

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG THPT CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TIỀN HẢI,

TỈNH THÁI BÌNH THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)