Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 55 - 58)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT của Hiệu trưởng theo yêu cầu

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT

- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác kiểm tra nội bộ trường THPT

Cần nhận thức rõ vị trí, vai trị, chức năng, tầm quan trọng của kiểm tra nội bộ; hiểu KTNB là một hoạt động phối hợp, một biện pháp để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ, góp phần động viên thi đua.

Cần mạnh dạn đổi mới, nhận thức sâu sắc việc kiểm tra là một nhu cầu của cả khách thể lẫn chủ thể quản lý để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

- Kỹ năng của các chủ thể tham gia vào q trình kiểm tra nội bộ

Cơng tác xây dựng kế hoạch KTNB trường THPT cần bài bản, khoa học, việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo khả thi, mang tính chất ổn định, lâu dài.

Việc áp dụng chuẩn kiểm tra vào tổ chức KTNB phải mang tính thực tiễn, tính chính xác, chú ý việc điều chỉnh sau kiểm tra, gợi ý biện pháp giải quyết những hạn chế của đối tượng kiểm tra sau khi kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra, bên cạnh việc kiểm tra tính đầy đủ về mặt số lượng của hồ sơ kiểm tra thì phải chú trọng đến chất lượng, nội dung bên trong

của quá trình thực hiện làm ra “sản phẩm”. Kiểm tra không nên nặng về cảm tính, chạy theo chỉ tiêu mà phải thực sự kế hoạch hóa cơng tác kiểm tra.

- Năng lực của Hiệu trưởng về kiểm tra nội bộ

Cán bộ quản lý không nên cho rằng kiểm tra chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học. Phải thấy được kiểm tra chính là một chức năng cơ bản của cơng tác quản lý trong q trình quản lý nhà trường.

Thời gian cán bộ quản lý dành cho hoạt động kiểm tra cần nhiều hơn so với các chức năng quản lý khác. Phải thật sự chú trọng việc tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học và hướng dẫn cách làm cụ thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; thực hiện tốt việc phân cấp trong hoạt động kiểm tra.

- Điều kiện, kinh phí cho kiểm tra nội bộ trường học

Để động viên đội ngũ cộng tác viên và người làm công tác kiểm tra, nhà trường cần có chế độ bồi dưỡng phù hợp. Đồng thời cần quan tâm đầu tư trang thiết bị, văn phòng phẩm và các văn bản, tài liệu hướng dẫn để đảm bảo cho công tác kiểm tra nội bộ đạt kết quả cao.

- Sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ

Để kết quả kiểm tra nội bộ phục vụ tốt cho nhiệm vụ quản lý công tác của nhà trường, người cán bộ quản lý cần chú ý việc không gắn liền kết quả kiểm tra với đánh giá thi đua để hạn chế tình trạng chạy theo thành tích, thiếu trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ đầu tư vào nhiệm vụ khi có kiểm tra. Việc sử dụng kết quả KTNB một cách linh hoạt, phù hợp sẽ phát huy được đúng mức về ý thức trách nhiệm, năng lực công tác của các thành viên trong tập thể nhà trường.

Kết luận chương 1

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để tạo chuyển biến căn bản về giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng mơ hình trường học chất lượng phù hợp với thực tiễn Việt Nam thì khơng thể thiếu cơng tác thanh tra, kiểm tra, nhất là kiểm tra nội bộ trong các nhà trường. Công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung, trường THPT nói riêng có vai trị, vị trí, ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Vấn đề đặt ra là, cơng tác KTNB trường học có vị trí, vai trị rất lớn trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường cho nên các nhà trường phải triển khai KTNB trong trường như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Thực tế đã chứng minh rằng dù các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên của các nhà trường có tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã định tới các nhà trường thì việc tổ chức thực hiện cơng tác tự kiểm tra, KTNB vẫn đóng vai trị quan trọng. Nếu các nhà trường không làm tốt công tác kiểm tra nội bộ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện; tất cả những vấn đề về mất dân chủ kỷ cương, mất đoàn kết nội bộ sẽ không được ngăn chặn và đẩy lùi. Chính vì thế, việc thực hiện KTNB trong trường học là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà trường của cán bộ quản lý nói chung và Hiệu trưởng nói riêng.

Trong cơng tác quản lý giáo dục, những biện pháp quản lý, triển khai, tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ trường học đóng vai trị quan trọng nhằm góp phần ổn định nề nếp, nâng cao dân chủ, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được mục tiêu của nhà trường đã đề ra trong từng năm học.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ

Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TIỀN HẢI - TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)