Biện pháp 4: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 98 - 101)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Biện pháp tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công

* Mục tiêu của biện pháp

Để đảm bảo cho việc tổ chức KTNB trong trường THPT được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả, đánh giá đúng người, đúng việc, phát hiện, điều chỉnh kịp thời các nhiệm vụ, dự báo được xu hướng phát triển trong các mặt cơng tác thì việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công tác viên làm công tác thanh tra, kiểm tra là rất cần thiết.

Thực tế đội ngũ cán bộ, giáo viên làm cộng tác viên kiêm nhiệm trong công tác KTNB trường THPT đảm bảo đủ về số lượng nhưng đa số chưa được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra nên cịn gặp khó khăn trong q trình thực thi nhiệm vụ.

Trong tiến trình đổi mới tồn diện giáo dục, nội dung thanh tra, kiểm tra trong các nhà trường cũng có nhiều thay đổi để phù hợp. Vì vậy cần phải chú ý khâu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng cộng tác viên tham gia công tác KTNB trong nhà trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra nhà trường được tiến hành thường xuyên, đúng quy trình sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

* Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp

Nghiên cứu kỹ và nắm vững hệ thống các văn bản về công tác thanh tra, kiểm tra trường học, công tác KTNB trường học; các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học; các văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng… để tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên thanh tra, kiểm tra trường THPT.

Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên làm công tác KTNB trường THPT. Chú ý cụ thể hóa về chương trình, nội dung, thời gian, địa điểm và tài chính để chủ động tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đạt hiệu quả.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, các chuẩn mực, quy định cụ thể để đánh giá trong từng nội dung công việc, giúp cho cộng tác viên hiểu và vận dụng trong quá trình đánh giá được sâu sát và khách quan.

Trang bị cho đội ngũ cộng tác viên tham gia công tác KTNB trường THPT các văn bản hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra, các quy định, các phương pháp triển khai để giúp họ tiến hành nhiệm vụ đạt yêu cầu.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

Tăng cường bồi dưỡng về mặt nhận thức cho đội ngũ trong nhà trường, giúp họ xác định đúng về vai trị, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia công tác KTNB trường THPT đảm bảo tương đối ổn định, có tính kế cận.

Thành viên tham gia công tác KTNB phải là những người thông thạo về chuyên mơn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong cơng tác, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, khoa học và linh hoạt trong công việc.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn để bổ túc thêm kiến thức và kinh nghiệm cho cộng tác viên làm công tác KTNB trường học.

Xây dựng các quy định về chế độ, chính sách, điều kiện vật chất phục vụ công tác KTNB.

Xây dựng hệ thống các mẫu, biểu thể hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra các mặt hoạt động trong nhà trường theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ…đảm bảo tính ổn định tương đối của kế hoạch và phù hợp với thực tế nhà trường; đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng và khách quan.

Ví dụ 1: Mẫu kế hoạch kiểm tra năm:

Tháng Tuần1/Công việc Tuần 2/Công việc Tuần3/Công việc Tuần4/Công việc

9 10…

12 1 2…

Ví dụ 2: Mẫu kế hoạch kiểm tra tuần, tháng:

Tuần Thứ

Nội dung kiểm tra

Các mặt Ghi chú Dự giờ Hồ sơ Môn/ bài Lớp Giáo viên Lớp Tổ Giáo viên

1 2 3 4 5 6 7 2 2 3 4…

3.2.5. Biện pháp 5: Thiết lập các điều kiện cho tổ chức kiểm tra nội bộ của các trường THPT Huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)