Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra nội bộ trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 93 - 95)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Biện pháp tổ chức kiểm tra nội bộ trườngTHPT

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch triển khai kiểm tra nội bộ trường

trên cơ sở đặc điểm của nhà trường và nội dung đổi mới giáo dục hiện nay

* Mục tiêu

Trong công tác lập kế hoạch, cần tập trung vào việc xác lập các mục tiêu, chương trình và xác định mơ hình trong tương lai cần đạt tới. Việc xác định mục tiêu càng cụ thể, đúng đắn bao nhiêu thì việc thực hiện mục tiêu càng có kết quả bấy nhiêu. Khi xây dựng kế hoạch, nhà quản lý cần tính tốn tới tất cả các biến động, các thay đổi có thể xảy ra để có thể lựa chọn các phương án đảm bảo sự phù hợp và thành công nhất.

Xây dựng kể hoạch triển khai KTNB trường THPT phải căn cứ trên kế hoạch, nhiệm vụ công tác KTNB của ngành giáo dục Thái Bình và tình hình thực tiễn giáo dục THPT tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Xây dựng kể hoạch triển khai KTNB trường THPT phải đảm bảo tính khách quan và khoa học. Tính khách quan và khoa học thể hiện mức độ đáp ứng của kế hoạch với nhu cầu của KTNB trường THPT.

Xây dựng kể hoạch triển khai KTNB trường THPT phải được tính tốn một cách khoa học, đảm bảo tính hợp lý và khả thi, khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà quản lý. Đây là nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT nhưng cần có sự tham mưu cụ thể của Ban Giám hiệu và trưởng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Căn cứ tình hình cụ thể của từng năm học; Căn cứ vào thực trạng đội ngũ và quy mô phát triển nhà trường trong từng năm học; Căn cứ vào tình hình phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương; Căn cứ vào chất lượng giáo dục của khu vực, của toàn ngành; Căn cứ vào kế hoạch cụ thể về tổ chức KTNB trường THPT của các nhà trường trong huyện; Căn cứ vào kết quả đạt được của việc tổ chức KTNB trường THPT huyện Tiền Hải trong những năm trước.

Hiệu trưởng cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các biện pháp thực hiện KTNB trong năm học hiện tại. Từ đó xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai KTNB của trường mình và tiến hành lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường để bổ sung và hoàn thiện kế hoạch. Kế hoạch được lập thành văn bản báo cáo Sở GD&ĐT trước khi triển khai thực hiện. Các bộ phận và cá nhân trong trường dựa trên kế hoạch chung của nhà trường để xây dựng kế hoạch cụ thể trên từng lĩnh vực công tác. Việc xây dựng kế hoạch chung đến xây dựng kế hoạch từng bộ phận và kế hoạch của mỗi cá nhân góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả của toàn bộ máy để đạt được mục tiêu quản lý chung.

* Điều kiện để thực hiện

Để thực hiện tốt cơng tác KTNB trường học thì khâu xây dựng kế hoạch phải được ưu tiên ở vị trí hàng đầu. Hiệu trưởng cần xây dựng các kế hoạch sau đây:

- Kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường trong năm học.

- Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về KTNB trường THPT và nghiệp vụ quản lý, tổ chức KTNB trường THPT.

- Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho yêu cầu KTNB trường THPT và quản lý KTNB trường THPT.

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá KTNB trường THPT.

Bên cạnh đó, mỗi cộng tác viên tham gia làm cơng tác thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân.

Muốn kế hoạch đạt được mục tiêu, khi xây dựng kế hoạch, nhà quản lý phải phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình thực hiện kế hoạch và kết quả đạt được năm trước; phát huy được mặt mạnh, nhận rõ được mặt yếu và rút ra bài

Tóm lại, xây dựng kế hoạch nói chung, xây dựng kế hoạch KTNB trường THPT nói riêng là hoạt động quản lý cơ bản trong chương trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Việc xây dựng kế hoạch KTNB và tuân thủ quy trình thực hiện kế hoạch KTNB chính là xác định nhu cầu của tổ chức KTNB trường THPT. Kế hoạch giúp nhà quản lý thiết lập các mục tiêu, xác định các phương án thực hiện, lựa chọn phương án phù hợp và quyết định những biện pháp khả thi để triển khai thực hiện mục tiêu đã định. Kế hoạch đề ra phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của ngành GD&ĐT, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi cao thì sẽ được tập thể nhà trường tích cực ủng hộ.

3.2.3. Biện pháp 3: Thiết lập các bước triển khai cụ thể cho từng nội dung kiểm tra nội bộ trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)