Một số vấn đề lý luận về kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 33)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra nội bộ trường học

1.3.1. Đối tượng, mục đích, chức năng của kiểm tra nội bộ trường THPT Đối tượng của kiểm tra nội bộ trường THPT

Đối tượng của KTNBTH bao gồm các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm của nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Song đối tượng chủ yếu của KTNBTH là giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục. Gồm các thành tố sau:

- Nội dung (N) - Phương pháp (P) - Giáo viên (GV) - Học sinh (HS)

- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học (CSVC - TBDH) - Mối quan hệ giữa chúng (QH)

- Kết quả (KQ) Ta có sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong KTNB

Mục đích của kiểm tra nội bộ trường THPT

Mục đích của kiểm tra nội bộ trường THPT nhằm xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúng hướng đích.

Kiểm tra giúp cho nhà trường nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

* Chức năng của kiểm tra nội bộ trường THPT

M N P HS GV CSVC-TBDH

- Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc, cung cấp thông tin đã được xử lý chính xác để Hiệu trưởng thực hiện hoạt động quản lý có hiệu quả.

- Kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa sai sót.

- Động viên, nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ. - Đánh giá và xử lý (nếu cần thiết).

1.3.2. Nội dung kiểm tra nội bộ trường THPT

Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ mọi mặt: các công việc, các hoạt động, các mối quan hệ, các điều kiện, các phương tiện và những kết quả của toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục. Tuy nhiên, cần tập trung vào những nội dung chính sau đây:

* Thực hiện kế hoạch giáo dục

- Thực hiện về chỉ tiêu, số lượng học sinh của từng khối, lớp và của toàn trường: sĩ số, tỉ lệ học sinh bỏ học, lên lớp, lưu ban.

- Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch về chất lượng giáo dục và giảng dạy: tỉ lệ về Hạnh kiểm, Học lực, Học sinh giỏi, Lên lớp, kết quả thi THPT Quốc gia.

- Hiệu quả đào tạo

* Thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo

- Thực hiện nội dung chương trình dạy học và giáo dục. - Thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục:

+ Chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống:

Thực hiện đúng chương trình giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh toàn trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, các giờ lên lớp, giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động tập thể khác.

Đánh giá đạo đức học sinh được thông qua việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm.

+ Chất lượng giáo dục văn hóa, khoa học kỹ thuật:

Thực hiện kế hoạch dạy học theo chương trình - sách giáo khoa của từng khối, lớp, đảm bảo rèn kỹ năng, giảm tải, khắc sâu nội dung…

Thực hiện quy chế chuyên môn, nền nếp dạy học: giờ giấc, thời khóa biểu, kiểm tra, chấm trả bài kiểm tra, cho điểm hoặc nhận xét.

Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật mới vào dạy - học.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh về: kiến thức, kỹ năng, thái độ so với đầu vào.

+ Chất lượng giáo dục thể chất, vệ sinh, quốc phòng + Chất lượng giáo dục thẩm mỹ.

* Xây dựng đội ngũ

+ Số lượng và cơ cấu

+ Chất lượng (nguồn đào tạo, trình độ tay nghề, thâm niên)

+ Các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của nhà trường.

+ Nề nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương, kế hoạch)

+ Công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ.

+ Việc thực hiện chế độ chính sách tiền lương, quy chế chuyên môn, cải thiện đời sống giáo viên…

* Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

+ Đảm bảo các tiêu chuẩn của lớp học: bàn ghế, bảng đen, ánh sáng, vệ sinh môi trường.

+ Bảo quản và sử dụng có chất lượng thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, dụng cụ TDTT, thư viện dùng chung, phòng học bộ môn, phòng thực hành.

+ Đảm bảo về khuôn viên, cảnh quan sư phạm nhà trường: cổng trường, tường rào, sân đường nội bộ, vườn hoa cây cảnh, vệ sinh học đường.

+ Công tác tài chính (chế độ kế toán, tài chính, công khai tài chính, huy động nguồn lực tài chính)

+ Công tác kế hoạch hóa: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch chung và của từng bộ phận trong năm học (Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, Kế hoạch chuyên môn, Kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh, Kế hoạch cơ sở vật chất - thiết bị, Kế hoạch giáo dục lao động, hướng nghiệp - dạy nghề, Kế hoạch thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua, Kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp…).

Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá công tác kế hoạch của mình bằng việc thu thập và xử lý thông tin, xác định mục tiêu và phân hạng ưu tiên, tìm phương án và giải pháp thực hiện mục tiêu, soạn thảo, thông qua và truyền đạt kế hoạch.

+ Công tác tổ chức nhân sự: Hiệu trưởng tự đánh giá về công tác xây dựng cơ cấu bộ máy, sử dụng bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sự phối hợp và các mối quan hệ của từng bộ phận, từng cá nhân.

Lựa chọn, phân công cán bộ, giáo viên cung cấp kịp thời những điều kiện, phương tiện cần thiết, khai thác tiềm năng của tập thể và cá nhân cho việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra.

+ Công tác chỉ đạo: Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về các mặt, nắm quyền chỉ huy, hướng dẫn cách làm, điều hòa phối hợp, kích thích động viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên các năng lực về: Dạy học và giáo dục, Hành chính quản trị, Thi đua khen thưởng, Quy chế dân chủ ở cơ sở.

+ Công tác kiểm tra: Hiệu trưởng thực hiện nghiêm túc kế hoạch KTNBTH và tự kiểm tra một cách thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch để phát hiện, theo dõi, kiểm soát, động viên, uốn nắn, giúp đỡ một cách kịp thời.

Ngoài ra, hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.

Tổ chức KTNB trường THPT phải sử dụng các hình thức linh hoạt, phù hợp với những nội dung được kiểm tra. Có thể phân loại dựa trên các dấu hiệu sau:

- Theo thời gian:

+ Kiểm tra đột xuất: Hình thức kiểm tra này giúp cho người quản lý biết được tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày đồng thời có tác dụng duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự giác, tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong trường.

+ Kiểm tra định kỳ: Hình thức kiểm tra này giúp cho nhà quản lý mức độ tiến bộ của cá nhân hay bộ phận. Thông thường, kiểm tra định kỳ là kiểm tra có báo trước nên đối tượng được kiểm tra có điều kiện để bộc lộ hết khả năng trong công việc của mình.

- Theo nội dung:

+ Kiểm tra toàn diện: Là xem xét và đánh giá các hoạt động của đối tượng kiểm tra trên cơ sở những sự kiện, dữ liệu đa dạng có hệ thống của toàn bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động.

+ Kiểm tra chuyên đề: Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số vấn đề trong toàn bộ hoạt động của đối tượng kiểm tra.

- Theo phương pháp:

+ Kiểm tra trực tiếp: Là xem xét, đánh giá trực tiếp hoạt động của đối tượng được kiểm tra.

+ Kiểm tra gián tiếp: Là xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng được kiểm tra thông qua kết quả hoạt động của cá nhân, bộ phận liên quan với đối tượng kiểm tra. Ví dụ: xem xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra:

+ Kiểm tra toàn bộ: Kiểm tra tất cả đối tượng kiểm tra. Ví dụ: kiểm tra tất cả học sinh trong một lớp, kiểm tra tất cả các lớp trong một khối.

+ Kiểm tra có lựa chọn (cá nhân, bộ phận): Kiểm tra một đối tượng cụ thể nào đó trong đối tượng kiểm tra. Ví dụ: kiểm tra một số học sinh trong một lớp, kiểm tra một vài lớp trong một khối lớp.

- Ngoài ra, có thể phân chia các hình thức kiểm tra thành ba loại dựa trên thời điểm thực hiện việc kiểm tra:

+ Kiểm tra lường trước: Được tiến hành trước khi hoạt động diễn ra. Mục đích là nhằm tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trước. ngày nay kiểm tra lường trước là xu hướng phát triển của quá trình quản lý hiện đại bởi kiểm tra lường trước mang ý nghĩa tích cực hơn mọi hình thức kiểm tra khác.

+ Kiểm tra đồng thời: Được thực hiện trong khi hoạt động của đối tượng kiểm tra đang được tiến hành. Với hình thức kiểm tra này, nhà quản lý có thể điều chỉnh các sai sót một cách kịp thời.

+ Kiểm tra phản hồi: Được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra. Nó giúp cho nhà quản lý tự đánh giá về quyết định của mình để rút kinh nghiệm; cung cấp những thông tin cần thiết để nâng cao chất lượng công tác.

1.3.4. Các nguyên tắc và phương pháp kiểm tra nội bộ trường THPT

* Kiểm tra nội bộ trường THPT phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc pháp chế: Công tác kiểm tra được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật quy định, tuân thủ theo pháp luật, không ai được phép can thiệp, không tùy tiện trong tổ chức và triển khai hoạt động kiểm tra.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai: Trong kiểm tra phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ thể quản lý có quyền quyết định chương trình, kế hoạch kiểm tra và có quyền phủ quyết những kết luận của những cá nhân và bộ phận tham gia kiểm tra. Mặt khác, các tổ chức, cá nhân tham gia kiểm tra và được kiểm tra có quyền khiếu nại, đề xuất, kiển nghị để chủ thể quản lý xem xét, giải quyết những vướng mắc trong quá trình kiểm tra. Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra cúa các bộ phận, cá nhân trong nhà trường.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công khai, công bằng. Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào chuẩn mực đã quy định, tránh áp đặt, chủ quan, hình thức, giả tạo.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Kiểm tra không phải là “bới lông, tìm vết”. Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục, kiểm tra còn phải tính đến hiệu quả giáo dục. Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường. Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả mà kiểm tra gây ra.

- Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch: nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch trong kiểm tra đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải được xác định trong thời gian cụ thể của năm học nhằm hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các chức năng quản lý khác. Mặt khác, kiểm tra phải có kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục: Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là lòng nhân ái. Kiểm tra là để hiểu biết công việc, là để giúp đỡ con người nhận thức và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Kiểm tra phải mang tính thiện chí, tính giáo dục thể hiện ở mục đích, nội dung, phương pháp kiểm tra. Đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra một cách hiệu quả.

* Gồm các phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp kiểm tra trước hoạt động: Nhằm xác định những yếu tố đầu vào xem có đảm bảo điều kiện để đạt được mục tiêu đã định hay không? Khi phát hiện ra những sai lệch hoặc thiếu so với yêu cầu, chủ thể quản lý cần có kiến nghị điều chỉnh.

- Nhóm phương pháp kiểm tra uốn nắn: Bao gồm hai hoạt động là kiểm tra trước hoạt động để điều chỉnh các mức chỉ tiêu cụ thể so với các điều kiện đã có ban đầu và kiểm tra quá trình biến đổi để phát hiện thực tế hiệu quả hoạt động của các đối tượng, từ đó nhà quản lý có quyết định điều chỉnh hợp lý.

- Nhóm phương pháp kiểm tra sàng lọc: Đó là hình thức kiểm tra lại việc thực hiện các kiến nghị trong các lần kiểm tra trước đó. Nếu phát hiện tổ chức hay cá nhân không sửa chữa, khắc phục những kiến nghị đã nêu và xét thấy có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống, người kiểm tra có thể quyết định đình chỉ hoặc loại bỏ những hoạt động đó để đảm bảo chất lượng của kết quả cuối cùng.

- Kiểm tra kết quả (kiểm tra sau hoạt động): Là nhằm đánh giá, nghiệm thu sản phẩm cuối cùng so với mục tiêu đã định. Kiểm tra lại kết quả để giúp cho việc rút kinh nghiệm sau một quá trình thực hiện. Những kết quả này sẽ là căn cứ để điều chỉnh kịp thời cho những hoạt động tiếp theo hoặc điều chỉnh một quá trình quản lý sau đó.

Bốn nhóm phương pháp kiểm tra này có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp với nhau, không thể thay thế cho nhau mà bổ sung, hỗ trợ nhau để tăng cường tính phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót trong hệ thống.

Ta có thể sơ đồ hóa bốn nhóm phương pháp kiểm tra nêu trên như sau:

Thông tin ngược Thông tin điều chỉnh

Kiểm tra uốn nắn Kiểm tra sàng lọc

Đầu vào biến đổi Quá trình Đầu ra

Sơ đồ 1.4. Hệ thống kiểm tra phòng ngừa trong quá trình quản lý

Trong thực tế kiểm tra nội bộ ở trường THPT, chúng ta có thể chọn các phương pháp kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên:

Dự giờ (có lựa chọn) theo đề tài, nghiên cứu phối hợp một số lớp, dự có mục đích, mời giáo viên cốt cán cùng dự.

+ Xem xét, kiểm tra các tài liệu khác nhau: Hồ sơ giáo án, sổ điểm cá nhân, kế hoạch giảng dạy, tài liệu tham khảo…

+ Đàm thoại với giáo viên về việc thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy, điều khiển lớp học, mức độ chuyên cần và sự tiến bộ của học sinh trong lớp…

- Kiểm tra chất lượng, kiến thức, kỹ năng của học sinh:

+ Kiểm tra kỹ năng nói (trả lời câu hỏi trên lớp), viết (các bài kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình theo yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)